| Hotline: 0983.970.780

Đừng để biến tướng

Thứ Ba 16/09/2014 , 09:37 (GMT+7)

Mạng xã hội Việt hiện đang nở rộ trào lưu mới “Book Bucket Challenge” (tạm dịch là Thách thức điểm sách), sau sự thoái trào của “Ice Bucket Challenge”.

Gõ từ khóa "Book Bucket Challenge" trên công cụ tìm kiếm Google, 106 triệu kết quả được tìm ra chỉ trong 0,25 giây cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ của trào lưu này.

Trào lưu bổ ích

Nếu như “Ice Bucket Challenge” (Thách thức đổ nước đá lên đầu) nhằm mục đích từ thiện, gây quỹ cho các bệnh nhân xơ cứng teo cơ một bên, thì “Book Bucket Challenge” khiến cư dân mạng “phát sốt” bởi mục đích nghiêng về tính văn hóa.

“Book Bucket Challenge” cũng là dạng trò chơi thử thách nhân danh lòng nhân đạo, nhằm tìm một giải pháp cho vấn đề của tinh thần, đó là "bệnh lười đọc sách".

“Book Bucket Challenge” vốn là phong trào được khởi xướng bởi One Library Per Village, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại bang Kerala, miền Nam Ấn Độ. 

Theo luật chơi, người tham gia có ba lựa chọn. Một là liệt kê những quyển sách sẵn sàng quyên góp cho tổ chức từ thiện. Hai là tặng sách cho thư viện hoặc những người đang cần, đừng quên chụp ảnh lại. Ba là liệt kê 10 tác phẩm mình đã đọc, sau đó post lên mạng xã hội và tag (liên kết mạng) những người mà bạn muốn thách đấu.

Cứ như thế, ai chấp nhận thách thức sẽ thực hiện đúng những gì người chơi đưa ra và tiếp tục gửi lời mời bằng cách tag những người khác. 

Không có hình phạt nếu đối phương không thực hiện được yêu cầu, nhưng đổi lại họ phải tặng 10 cuốn sách cho người cần hoặc thư viện, tổ chức từ thiện.

Đại diện tổ chức One Library Per Village cho biết, ý tưởng trên xuất phát từ mục đích tạo ra nhận thức trong cộng đồng về tầm quan trọng của sách, từ đó khuyến khích chia sẻ sách với nhau càng nhiều càng tốt.

Khác với việc phải nhăn mặt, cau mày khi bị “dội nước đá” lên người, “Book Bucket Challenge” lại “được lòng” người tham dự lẫn người “bị tag" hơn rất nhiều.

Tại Việt Nam, thử thách này khá đơn giản, yêu cầu người tham gia phải liệt kê được 10 cuốn sách đã từng đọc, kèm theo đó là tác giả, vài cảm nhận của bản thân sau khi đọc những cuốn sách đó. Tiếp đó, người chơi phải tag bạn bè trên mạng xã hội để xác nhận hoặc thách đố những người khác.

Hiện trào lưu này đang có nhiều phiên bản khác nhau, những phiên bản này có sự thay đổi tạo nên sự thú vị và khác biệt trong mỗi thách thức của các bạn trẻ. Có thể thách thức chỉ yêu cầu bạn liệt kê 10 cuốn sách chợt nghĩ đến, hoặc có thể là 10 cuốn sách đọc gần đây nhất, thậm chí là những quyển sách để lại trong người chơi ấn tượng sâu sắc nhất.

Trào lưu này không chỉ thu hút cư dân mạng mà còn lan tỏa đến cả những người nổi tiếng. Trên facebook cá nhân, Hoa hậu Mai Phương Thúy cũng công khai chấp nhận thử thách đọc sách từ một người bạn.

“Có những cái tên ngay từ đầu đã có thể làm người ta chán ghét được như “Book Bucket Challenge” chẳng hạn. Đối với những người coi trọng sách thì đó là một cái tên bắt chước quá ẩu đoảng. Bởi sách thì cần phải đặt trên giá chứ không ai để vào trong xô (Bucket) như nước đá. Vì thế, theo tôi trào lưu này nên được thay bằng một cái tên ý nghĩa và thiết thực hơn”, blogger Lam Phan góp ý.

Cô liệt kê 10 tác phẩm nổi tiếng mình yêu thích như “Ba chàng lính ngự lâm”, “48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực”, “Nhà giả kim”, “Truyện cổ Grimm”...

Trong khi “Ice Bucket Challenge” nhận được không ít ý kiến phản đối với nhiều lý do như sự cố gây tai nạn bất ngờ, lãng phí nước sạch... thì “Book Bucket Challenge” được cộng đồng mạng ủng hộ tuyệt đối.

“Book Bucket Challenge” giúp các bạn trẻ có thời gian giải trí, tìm hiểu sở thích đọc sách của bạn bè mình, biết thêm những đầu sách thú vị được người khác chia sẻ.

Đừng để biến tướng

Nhìn qua các lượt sách này, hầu hết đều có thể đoán biết được qua về tính cách của người nhận thử thách, cách họ suy nghĩ cũng như cách họ đọc và tư duy. Vậy nên, dù chỉ là 10 cuốn sách vụt qua trong đầu hay những cuốn sách mới đọc gần đây nhất, cũng phần nào thể hiện được cá tính và suy nghĩ của người chơi.

Lướt qua một số sách được các bạn trẻ liệt kê thì thấy, sách dạng tiểu thuyết, truyện tranh, giả tưởng, ngôn tình Trung Quốc được liệt kê nhiều hơn là các sách tri thức.

Đây là những thể loại sách ít có các kiến thức khoa học, văn hóa. Thậm chí, đã có không ít nhà giáo dục lên tiếng cảnh tỉnh về thể loại sách ngôn tình “độc dược” đối với giới trẻ.

Nguy hiểm hơn, nếu không giới hạn về thể loại sách thì sẽ dẫn đến xu hướng liệt kê cả những sách đồi trụy, truyện tranh tình dục, khiêu dâm. Vô tình sẽ đi ngược lại ý tưởng nhân văn của phong trào này.

“Tôi không quan tâm “Book Bucket Challenge” là của giới trẻ hay người già. Nhưng giữa thời buổi nạp thông tin nhiều hơn là hiểu này thì trào lưu rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, người tham gia cũng cần chuẩn bị cho mình một “chuẩn” kiến thức nhất định về sách. Đừng để vô tình bị biến thành “nạn nhân” của những kẻ thiếu văn hóa đọc”, ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

Du nhập vào Việt Nam, “Book Bucket Challenge” hiện đang chỉ dừng lại ở chỗ liệt kê tên 10 cuốn sách và gửi lời thách thức đến bạn bè, chỉ vài người đề cập đến việc tặng sách cho thư viện. 

Đã gọi là trào lưu thì “Book Bucket Challenge” sẽ phải tuân theo quy luật: Phát sinh - bùng nổ - lụi tàn. Vấn đề nằm ở chỗ từ lúc phát sinh đến lúc lụi tàn kéo dài bao lâu, mang lại ích lợi gì, đi đôi với sự tồn tại đó thì ý nghĩa “challenge” (kêu gọi) có được quan tâm hay không? Câu trả lời nằm ở hành động thiết thực của giới trẻ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.