| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 08/01/2013 , 09:24 (GMT+7)

09:24 - 08/01/2013

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Thực trạng hàng chục nghìn con trâu bò, dê, ngựa chết vì giá rét mỗi năm cho thấy việc thực hiện các biện pháp bảo vệ chưa tới nơi tới chốn và kém hiệu quả.

Thời tiết ở các tỉnh miền Bắc liên tục xuống thấp, nhiều nơi rét đậm rét hại trong nhiều ngày, kéo theo đó là nguy cơ hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm có thể bị chết do rét buốt và thiếu thức ăn.

Mùa đông 2011 - 2012, cái rét cắt da cắt thịt ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh vùng cao, đã khiến các hộ gia đình nông dân khu vực này mất tới hơn 50.000 gia súc (trâu, bò, ngựa, dê), gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và giảm năng suất lao động nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu được các cơ quan chức năng địa phương xác định là do các hộ gia đình quá chủ quan trong việc bảo vệ đàn gia súc, thiếu quan tâm đến việc làm chuồng trại kín gió và không chuẩn bị đủ thức ăn dự trữ trong những ngày thời tiết khắc nghiệt.

Năm nay, mùa đông đã chính thức bao phủ các tỉnh miền Bắc được hơn một tháng. Nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng đã xuống dưới 10 oC. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nền nhiệt độ còn xuống sát ngưỡng 0 oC, một số nơi ở miền núi phía Bắc đã xuất hiện băng tuyết… Dự báo tiếp tục có không khí lạnh tăng cường và nền nhiệt độ ở các tỉnh miền Bắc tiếp tục duy trì mức rét đậm, rét hại trong nhiều ngày tới.


Người dân đem trâu bò chết vì rét đi bán

Điều đáng mừng là tính tới thời điểm hiện tại, chưa có tỉnh, thành nào báo cáo về hiện tượng gia súc chết vì không chống chọi được giá rét và thiếu thức ăn như những năm trước. Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết khắc nghiệt như hiện nay thì nguy cơ gia súc chết rét tái diễn cũng là một mối lo không hề nhỏ của ngành nông nghiệp.

Thông thường, vào đầu mùa rét, các cơ quan chức năng Bộ Nông nghiệp và PTNT đều có chỉ đạo, yêu cầu các địa phương có biện pháp bảo vệ đàn gia súc. Tuy nhiên, thực trạng hàng chục nghìn con trâu bò, dê, ngựa chết vì giá rét mỗi năm cho thấy việc thực hiện các biện pháp bảo vệ này chưa tới nơi tới chốn và kém hiệu quả. Một số sở ban ngành địa phương còn đổ lỗi cho người dân thiếu trách nhiệm với đàn gia súc của mình. Thế nhưng, thực tế thì chính những người chăn nuôi là người đau xót nhất khi nhìn đàn gia súc của mình chết rét mà không có cách nào cứu vãn. Đối với nhiều hộ nông dân, đàn gia súc là tài sản lớn nhất của họ. Có khi đó còn là toàn bộ gia tài của một đại gia đình với hàng chục thành viên. Khi đàn gia súc chết vì đói rét cũng đồng nghĩa với việc họ bỗng chốc trắng tay, thậm chí là nợ nần chồng chất vì nhiều hộ phải vay mượn để mua gia súc phục vụ công việc nhà nông và mong kiếm đủ lãi trả nợ.

Bởi thế, thay vì đổ lỗi cho các hộ gia đình nông dân, các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể bà con nông dân cách chống rét cho đàn gia súc, tránh trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng” như đã từng diễn ra!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm