| Hotline: 0983.970.780

Dùng ô mai chữa bệnh

Thứ Ba 07/02/2012 , 12:55 (GMT+7)

Cháu thấy họ làm ô mai rất bẩn, khi phơi thường dính bụi bậm, ruồi nhặng. Vậy tại sao nhiều người vẫn dùng ô mai làm thuốc chữa bệnh?

* Cháu thấy họ làm ô mai rất bẩn, khi phơi thường dính bụi bậm, ruồi nhặng. Vậy tại sao nhiều người vẫn dùng ô mai làm thuốc chữa bệnh?

Đỗ Thanh Hà, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Ô mai là một vị thuốc đông y. Ô mai được dùng để chữa ho, long đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng, ngậm hoặc uống từ 3 – 6g. Ô mai mơ còn có thể chữa giun chui ống mật, chữa chai chân, trĩ. Chữa kiết lỵ, khát nước: Ô mai mơ 2 – 3 quả thêm 300 ml nước đun sôi 15 – 20 phút dùng uống thay nước trong ngày. Chữa giun chui ống mật: Ô mai mơ 2 quả thêm 300ml nước đun sôi 20 phút cho ít đường vừa ngọt uống tối trước khi đi ngủ. Chữa băng huyết: Ô mai mơ 7 quả đốt thành than rồi tán nhỏ chia 3 lần uống trong ngày, hoặc dùng nước cơm sánh đặc chiêu thuốc để uống.

Khi phơi ô mai có thể nhiễm vi khuẩn từ bụi hay ruồi nhặng. Tuy nhiên số vi khuẩn này bị chết vì tia tử ngoại trong quá trình phơi nắng và nhất là bị chết vì hiện tượng co nguyên sinh khi gặp lượng muối rất cao trong ô mai (1kg mơ, 300g muối).

* Làm cách nào để chồng cháu bỏ được tật nghiện rượu?

Phạm Thị Hồng, Chư Sê, Gia Lai

Muốn làm cho chồng bạn biết sợ rượu thì lúc anh ấy tỉnh táo bạn cần cho ấy xem các tài liệu khoa học về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe và sinh mệnh. Khi đưa vào cơ thể trong vòng 1 giờ quá 7g cồn (tương đương 1 cốc bia hay 1 chén nhỏ rượu đế) thì gan không sản xuất đủ lượng men NAD cần thiết và lượng cồn dư thừa sẽ phá hại gan (từ xơ gan rồi dẫn đến ung thư gan) và các nội tạng khác trong cơ thể.

Trong não, enzyme catalase sẽ tham gia vào việc oxy hóa cồn thành acetaldehyd. Những người có sự thiếu hụt di truyền về các enzyme này có thể có nguy cơ dẫn tới bệnh Alzheimer. Gần đây một nghiên cứu trên 818 người nghiện rượu cho thấy rằng, những người này khiếm khuyết về gen tạo enzim acetaldehyd dehydrogenase, do đó có nguy cơ cao về phát triển bệnh ung thư ở đường tiêu hóa trên và ở gan.

Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không phải do việc phân hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn so với những người khác. Họ ít say hơn, ít đỏ mặt hơn nhưng tác hại của cồn thì không có gì thay đổi.

Khi được hiểu biết đầy đủ về tác hại của sự quá chén với rượu, bia thì chồng bạn sẽ thấy sợ và tự giác từ bỏ chứng nghiện rượu, bia. Khả năng điều trị tốt nhất là có quyết tâm từ bỏ một cách triệt để các thức uống, món ăn hay thuốc uống có cồn. Để đạt đến mục đích này, các biện pháp điều trị tâm lý là không thể bỏ qua được.

Cần thông hiểu sâu sắc về tác hại của rượu bia (khi uống quá 1 cốc bia hay 1 chén nhỏ rượu đế trong 1 giờ) đối với sức khỏe. Rượu bia tác hại lên gan, thận, não bộ, dạ dầy, tá tràng, tim mạch, bào thai, hệ miễn dịch, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan, loãng xương, viêm dạ dầy, teo não, loạn nhịp tim, liệt dương và nhiều tác hại khác.

Nghiện rượu rất dễ tái nghiện, vì vậy cần điều trị phòng tái phát lâu dài. Một số bác sĩ sử dụng phác đồ: Elavil 25 mg x 4 viên mỗi ngày, uống sáng, tối; Metronidazol 0,25 mg x 4 viên mỗi ngày, uống sáng, tối. Thời gian điều trị phải nhiều tháng, thậm chí kéo dài 2-3 năm để bệnh nhân quen với cuộc sống không có rượu. Elavil (amitriptilin) là thuốc chống trầm cảm an dịu mạnh. Uống thuốc này, bệnh nhân không bị trầm cảm sau cai rượu, ăn ngủ tốt, yêu đời, hạn chế tìm đến rượu. Thuốc giá rẻ, dễ mua, giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp cận với thuốc.

 Metronidazol (klion) là thuốc chữa ký sinh trùng đơn bào (lỵ amip). Nhưng thuốc này còn có tác dụng ức chế chuyển hóa rượu (giống disulphiram) gây ra các sản phẩm chuyển hóa dở dang là aldehit acetic. Bệnh nhân đang dùng thuốc này nếu uống rượu sẽ bị đau đầu, chóng mặt, rất mệt mỏi, buồn nôn, nôn và nhiều tác dụng rất khó chịu khác nên sợ uống rượu.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm