| Hotline: 0983.970.780

Dũng sỹ được Bác tặng đồng hồ

Chủ Nhật 23/10/2011 , 07:34 (GMT+7)

Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường huyền thoại ghi dấu những chiến công thầm lặng của những chiến sỹ "Đoàn tàu không số"...

Anh Nguyễn Công Ở (giữa) được Bác tặng đồng hồ vì lập chiến công xuất sắc

Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường huyền thoại ghi dấu những chiến công thầm lặng của những chiến sỹ "Đoàn tàu không số" đưa hàng trăm ngàn tấn hàng hóa, vũ khí, đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam.

>> Nơi khởi đầu

Anh Nguyễn Công Ở, quê xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (Quảng Bình). Năm 22 tuổi, anh nhập ngũ và được huấn luyện trở thành dũng sỹ chở vũ khí trên biển vào chi viện cho đồng bào miền Nam thuộc Lữ đoàn 125 Binh chủng Hải quân. Vào tháng 10/64, anh Ở được cấp trên giao thực hiện nhiệm vụ đầu tiên trên con tàu 641, đưa vũ khí vào miền Nam. Sau chuyến đi đầu tiên đó, anh Ở tiếp tục cùng đồng đội thực hiện thêm 5 chuyến đưa vũ khí, đạn dược trót lọt vào nhiều điểm phía Nam của đất nước như Vũng Rô, Bến Tre, Cà Mau.

Chuyến đi đầu tiên với người lính trẻ của Đoàn tàu không số thật không thể nào quên. Đó là một ngày trời trở gió và biển động. Con tàu mang số hiệu 641 do thuyền trưởng Dương Tấn Kịch chỉ huy mang vũ khí gồm các loại B40, B41, cối để chi viện cho lực lượng vũ trang tỉnh Bến Tre. Dù tin báo sẽ có bão mạnh nhưng đoàn thủy thủ và con tàu vẫn ra khơi. Đó là thời điểm phải lợi dụng cơn bão để đưa vũ khí vào Nam, tránh sự phát hiện của quân địch.

Giữa biển khơi, con tàu 641 đã vượt qua vùng sóng gió dữ dội. Đến cuối ngày, một luồng gió xoáy khủng khiếp đã hất con tàu lên một hòn đảo cạn. Hòn đảo cạn mà con tàu bị bão làm mắc kẹt là đảo san hô chìm nằm ở phía Đông của quần đảo Trường Sa. Dù sóng lớn lắc con tàu như đưa võng nhưng anh Nguyễn Công Ở đã xung phong giành lấy nguy hiểm, tình nguyện lặn xuống, buộc dây cáp vào đá ngầm để giữ cố định tránh cho sóng đánh lật tàu.

Vùng biển này vốn nhiều cá mập nên anh phải khôn khéo canh chừng và dùng dao đánh đuổi cá mập, một mặt phải kéo cáp buộc cố định vào những rạn san hô cứng dưới đáy biển. Hơn 6 tiếng đồng hồ, trong nước biển lạnh ngắt và sự đe dọa của đàn cá mập, anh đã bình tĩnh néo xong những mối dây cuối cùng. Nhờ có 8 mối dây ghìm chặt đó mà mặc dù sóng to, tàu vẫn trụ vững, an toàn. Hôm sau, bão tan, các thủy thủ và anh Ở đã thay nhau xuống biển suốt một ngày đêm, dùng xà beng bẩy đá san hô tạo thành con lạch nhằm rạch đường cho con tàu đi ra.

Đến ngày hôm sau, nước lên, tàu đã thoát ra khỏi đảo cạn, bảo vệ được vũ khí, đạn dược.  Sau chuyến đi chở vũ khí vào Bến Tre thắng lợi, tàu 641 được tặng thưởng Huân chương Chiến công. Nhưng niềm vui, hạnh phúc lớn nhất là anh Nguyễn Công Ở vinh dự được Bác Hồ gửi tặng một chiếc đồng hồ đeo tay với dòng chữ "Bác Hồ tặng - Năm 1966" vì chiến công dũng cảm cứu tàu trong bão tố. Được biết, đây là chiếc đồng hồ đặc biệt do Đảng, Chính phủ Liên Xô (lúc bấy giờ) sản xuất tặng Bác Hồ.

Sau chuyến đi đó, anh Ở và đồng đội lại tiếp tục cùng tàu 641 đưa hơn 50 tấn vũ khí vào Vũng Rô, Khu V một cách an toàn. Chuyến đi này do đồng chí Hồ Đắc Thạnh làm thuyền trưởng, vượt qua bao hiểm nguy, tránh được sự bao vây ráo riết của hải quân ngụy, máy bay Mỹ, đoàn thủy thủ đã mưu trí, dũng cảm đưa được tàu vào Vũng Rô.

Các đồng chí du kích, bộ đội địa phương ở đây ra đón, đưa vũ khí vào bờ một cách an toàn. Bộ Tư lệnh Hải quân đã điện chúc mừng tàu 641: "Hoan nghênh các đồng chí mở đường thắng lợi". Sau chuyến đi này, các chiến sỹ của tàu 641 đã được cấp trên tặng Huân chương Chiến công và gắn lên áo 9 thủy thủ 9 tấm Huân chương Chiến công. Riêng anh Nguyễn Công Ở được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, anh Ở tiếp tục phục vụ trong quân ngũ và đến năm 1983, trở về địa phương. Phát huy bản chất người lính Đoàn tàu không số, anh Ở lại tham gia vào Hội Cựu chiến binh của xã, gương mẫu, hoạt động xông xáo cùng các phong trào của địa phương.

Năm 2005, do bị mắc bệnh hiểm nghèo, anh Nguyễn Công Ở đã qua đời trong niềm thương tiếc của gia đình, bà con và bạn bè, đồng đội. Chiếc đồng hồ của Bác Hồ tặng cho anh, gia đình đã trao lại cho Nhà truyền thống Lữ đoàn 125 để trưng bày trong phòng truyền thống của đơn vị.

Thời gian sau, theo yêu cầu nhiệm vụ, anh Ở được chuyển sang tàu 642. Tàu 642 tiếp tục đưa vũ khí vào Cà Mau. Chuyến đi đầu tiên trên con tàu 642 đến được địa điểm tập kết hàng an toàn, thắng lợi. Chuyến thứ hai, tàu gặp phải một cơn bão lớn. Những con sóng lừng lững quăng quật con tàu đến tơi tả. Nhiều anh em thủy thủ đã kiệt sức vì say sóng, vì bão tố. Đang trong lòng bão, con tàu bỗng như bị quật ngang, lan can tàu bị gãy, cột kỳ đài chỉ huy bị bão đánh gãy...

Anh Ở do đã quen sóng nước và qua nhiều thử thách trong bão tố nên vẫn còn tỉnh táo. Một mình anh phải lấy "tấn" đứng lái tàu suốt một ngày đêm, mặc dù anh không phải là lái chính. Đôi chân anh phù to vì máu dồn, đói đến mờ mắt, có thanh lương khô nhét trong túi áo cũng không thể lấy để ăn. Cuối cùng anh cũng đã chiến thắng được cơn bão để đưa con tàu đến đích an toàn. Sau chuyến đi đó, tàu 642 được đưa về sửa chữa và tiếp tục hạ thủy chở súng đạn vào Cà Mau.

Trong một chuyến đi khác tàu 642 chở vũ khí nặng vào Cà Mau. Những vũ khí hạng nặng lớn, rất khó khăn cho việc vận tải vào bờ. Anh Nguyễn Công Ở lại một lần nữa có sáng kiến dùng cây đước cẩu từng bộ phận của vũ khí nặng được tháo rời ra để đưa vào bờ an toàn. Hệ thống ròng rọc để đưa hàng lên đỡ mất sức khuân vác, giải phóng tàu nhanh để trở ra miền Bắc.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất