| Hotline: 0983.970.780

Dùng tiền cứu trợ để khắc phục hậu quả lũ lụt là hợp lý

Thứ Ba 26/04/2011 , 11:43 (GMT+7)

NNVN tại Hà Tĩnh nhận được đơn của một công dân ở xã Thạch Lâm, Thạch Hà (Hà Tĩnh) phản ảnh rằng: “Trong trận lũ lịch sử cuối năm 2010, Công ty CP Đầu tư và xây dựng Sao Mai An Giang đã về trao cho xã Thạch Lâm 10 tấn gạo và 50 triệu đồng nhưng xã chỉ phát gạo cho dân còn số tiền đó xã đế khắc phục cầu cống, kênh mương, nhà trường… là sai nguyên tắc”.

Sau khi nhận đơn, NNVN đã trực tiếp tìm hiểu một số người dân trong xã cũng như làm việc với lãnh đạo xã Thạch Lâm và nhà cứu trợ.  Qua tìm hiểu, những người dân chúng tôi gặp, tất cả họ đều bày tỏ lòng cảm ơn đối với các tổ chức, cá nhân đã đến với nhân dân Thạch Lâm bằng cả tấm lòng trong những ngày khốn khó. Bởi trận lũ kếp lịch sử đã gây thiệt hại qúa lớn cho cả Hà Tĩnh, (70% số xã bị ngập), thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, trong khi Hà Tĩnh là tỉnh nghèo, nguồn cứu trợ của Chính phủ chưa về kịp nên một số xã phải dùng một phần nguồn cứu trợ để sửa sang những công trình phúc lợi bị hư hỏng như đường sá, cầu cống,  trường học, trạm y tế… để nhân dân đi lại, con em, học tập là điều hợp lý, không có gì phải bàn tính, bởi không có tiền cứu trợ dân cũng phải đóng góp, lúc hoạn nạn này lấy đâu ra để mà đóng góp để có đường sá đi lại.

Một công dân tên H. ở xã Thạch Lâm nói: “Do bị ngập sâu và ngập lâu trong lũ nên nhiều tuyến đường ở các thôn xóm ở Thạch Lâm đã bị xói lở, tạo thành ổ trâu, ổ voi; thậm chí nhiều đoạn đường bị đứt nên việc đi lại của nhân dân vô cùng khó khăn. May mà có nguồn tiền cứu trợ của các nhà hảo tâm hỗ trợ chúng tôi, không những có cái ăn mà có tiền tu sửa lại đường sá, cầu cống, nếu không thì chưa biết khi nào các công trình này mới được khắc phục. Tôi cho rằng, việc dùng một phần kinh phí cứu trợ để khắc phục những công trình cấp bách này là hoàn toàn hợp lý và sáng suốt; cán bộ có tư túi đâu mà lo. Còn chuyện đơn từ thì các anh lạ gì nữa, sắp bầu cử mà!”.

Qua kiểm tra thực tế tại xã Thạch Lâm cho thấy, số tiền cứu trợ của công ty Sao Mai An Giang, xã nhập vào quỹ và đã chi sửa chữa, khắc phục 10 công trình phúc lợi bị hư hại do lũ gây ra, cụ thể: Chi cho xóm Tiền Ngọa 3,3 triệu để tu sửa kênh mương, xóm Phái Thượng 3,5 triệu, xóm La Xá 3 triệu, xóm Kỳ Trung 6 triệu, xóm Kỳ Nam 3 triệu đồng để tu sửa cống thủy lợi; chi cho xóm Phái Nam 5,9 triệu, xóm Sơn Trình 3,6 triệu, xóm Phái Đông 3,5 triệu, xóm Kỳ Bắc 6 triệu đồng tu sửa đường giao thông bằng biện pháp đổ cấp phối biên hòa; chi cho trường Mầm non 5 triệu để xây lại tường rào… Tất cả công trình trên đã hoàn thành và đưa và sử dụng. Số tiền còn lại là 7 triệu 125 nghìn đồng, xã đã họp, thống nhất cho kế hoạch sửa chữa 5 công trình khác trên địa bàn.

Ông Bùi Đức Tịnh – Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm nói: “Đợt lũ vừa qua có 31 đoàn đến cứu trợ về giúp Thạch Lâm với 1.919 suất quà, bao gồm 37,710 tấn gạo, 559 triệu đồng tiền mặt. Tất cả quà và gạo được cấp phát tức thì đến tận tay các hộ dân. Riêng tiền, do các công trình phúc lợi, đặc biệt là đường giao thông, kênh mương hư hỏng nặng nề quá, trong khi ngân sách xã vô cùng thiếu thốn nên chúng tôi đã tổ chức họp, lấy ý kiến và đi đến thống nhất dùng số tiền 50 triệu đồng của Công ty Sao Mai An Giang cứu trợ và một số nguồn tài trợ khác để đầu tư khắc phục các công trình phúc lợi, kịp thời cho nhân đi lại, sửa chữa tường rào trường học cho con em học tập an toàn… Nếu không có nguồn cứu trợ thì việc khắc phục đó phải chờ nguồn của cấp trên hoặc nhân dân phải tự đóng góp, trong khi dân đang khốn khổ vì hậu quả lũ lụt thì lấy đâu ra mà đóng góp.

Tìm hiểu về quan điểm của nhà tài trợ, NNVN đã có cuộc trao đổi với ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư và xây dựng Sao Mai An Giang. Ông Thủy, đại diện lãnh đạo Công ty cho rằng: “Qua Báo NNVN giới thiệu, đoàn cứu trợ của Công ty đã đến cứu trợ cho đồng bào ở xã Thạch Lâm là đúng địa chỉ, còn việc xã sử dụng số tiền 50 triệu đồng của chúng tôi để khắc phục sửa chữa đường sá, cầu cống, kênh mương, trường học cho đồng bào đi lại, sản xuất, cho học sinh ổn định học tập sau lũ là việc làm đúng, không có gì phải bận tâm…”.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất