| Hotline: 0983.970.780

Dưới đỉnh Sài Khao

Thứ Hai 07/01/2013 , 10:15 (GMT+7)

Theo câu thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng, chúng tôi tìm đến Sài Khao (Mường Lát, Thanh Hóa) để ghi lại cuộc sống của người dân nơi đây.

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi" (Tây Tiến của Quang Dũng). Theo câu thơ của Quang Dũng, chúng tôi tìm đến Sài Khao (Mường Lát, Thanh Hóa) để ghi lại cuộc sống của người dân nơi đây.

TỪ NGỦ THĂM ĐẾN... NGỦ THẬT

Theo phong tục của người Thái ở vùng cao huyện Mường Lát, khi trai gái đến tuổi cập kê họ sẽ tìm đến nhau bằng việc ngủ thăm, từ đây cũng tiềm ẩn nhiều hệ luỵ.

Một phong tục truyền thống

Từ trung tâm thị trấn Mường Lát, chúng tôi đi mất hàng giờ đồng hồ mới vào được xã Mường Lý. Mường Lý là nơi tận cùng của huyện, đường sá khó khăn đến nỗi cán bộ tỉnh, huyện lên thăm phải hành quân bằng xe máy qua con đường “độc đạo” mới có thể vào được trung tâm xã. Chính vì vậy người dân ở đây thường gọi Mường Lý là vùng đất “5 không”.

Vừa thấy có người lạ, hàng chục con mắt hiếu kỳ của người dân bản xứ “săm soi” chúng tôi một cách ngạc nhiên. Ông Đinh Công Đại, Chủ tịch UBND xã Mường Lý, gặp chúng tôi nói rằng: Ở đây chẳng mấy khi có người lạ đến thăm. Xa xôi đến nỗi năm thì mười hoạ mới thấy cán bộ huyện ghé bản.

Ngủ thăm có từ khi nào chẳng ai biết, người ta chỉ biết từ đời ông bà tổ tiên đã có, và khi lớn lên nó vẫn tồn tại như một nét văn hoá riêng. Xã Mường Lý có 856 hộ dân với 4 dân tộc sinh sống, gồm: Thái, Mường, Mông, Kinh; trong đó dân tộc Thái chiếm tới 25%, đây cũng là nguyên nhân khiến Mường Lý có tỉ lệ “ăn cơm trước kẻng” lớn.

Theo ông Đại, chỉ tính khoảng 5 năm trở lại đây, Mường Lý có tới cả trăm trường hợp ngủ thăm, chủ yếu là lứa tuổi từ 14-15. Từ việc ngủ thăm này dẫn đến nhiều học sinh trong bản phải nghỉ học về lấy vợ, lấy chồng, sinh con… Thậm chí có những thiếu nữ đang tuổi trăng tròn do lần ngủ thăm mà tìm đến cái chết đau đớn bằng lá ngón.

Bản Trung Tiến 1 có 70 hộ dân thì có 69 hộ là dân tộc Thái, vì vậy tục ngủ thăm gần như vẫn còn nguyên vẹn. Ban ngày, bản Trung Tiến 1 yên bình lắm nhưng buổi tối nơi đây lại náo nhiệt đến lạ thường.


Những cô gái, chàng trai miền sơn cước chỉ 14-15 tuổi đã ngủ thăm

Thấy tôi tò mò, ông Đại bảo: “Tối nay tôi sẽ cho chú đi ngủ thăm”. Sau bữa cơm chiều, ông Đại đưa tôi vào bản ghé thăm nhà một cô gái tên N. N năm nay chỉ mới 15 tuổi nhưng tối nào cũng có cả chục thanh niên bản đến tán tỉnh. Có người lạ vào nhà cũng không làm cho đám thanh niên ngại ngần.

Tiếp chúng tôi, anh Hà Văn Toa (bố N) nói, tối nào cũng có thanh niên đến chơi nhà. Tôi hỏi: Ai cũng ngủ thăm được à? Có người thế này ngại không? Anh Toa đáp: Đấy là phong tục riêng của người Thái nên chẳng ai ngại gì. Ở đây không phải ai cũng ngủ thăm được đâu, chúng nó yêu thương nhau mới ngủ thăm thôi mà.

Đúng như lời anh Toa nói, ngồi nói chuyện với gia đình  anh Toa nhưng ngay chiếu bên cạnh góc nhà, N đã ở trong “phòng” của mình hạ màn, thắp đèn lên sẵn để chờ bạn trai đến.

Tôi hỏi, ngủ thăm thế này liệu có ổn không? Câu hỏi lấp lửng khiến ông Đại ngơ ngác. Ông hỏi lại: Không ổn như thế nào? Tôi trả lời: Nhỡ ngủ thăm mà hai người không kiềm chế được có thai thì sao? Ông Đại cười phá lên nói: Đây là phong tục của làng rồi, không có chuyện đó đâu. Phải khi nào hai bên gia đình cho cưới mới được làm chuyện ấy.

Ông Đại dẫn chứng: “Ở dưới xuôi các anh, con trai gái yêu nhau thì tán tỉnh, rủ đi chơi đâu đó, rồi hẹn hò… còn ở bản người Thái thì khác, họ yêu nhau được quyền cạy cửa ở bên nhau. Cũng không thể tránh được trường hợp như anh nói, quan trọng là do ý thức của chúng nó”.

Tôi hỏi thêm, người ở xuôi lên có được ngủ thăm không? Anh Toa cười hiền: Chỉ cần hai người ưng cái bụng là ngủ được mà, không phân biệt ai đâu. Tôi nói, hay để tôi thử cạy cửa nhé? "Khó lắm, tuy con N chưa nói với gia đình về chàng trai kia, song nhìn bề ngoài tôi đã thấy nó ưng cái bụng rồi. Một khi con gái bản đã ưng bụng thì không ai lay chuyển được đâu. Anh có bỏ bao nhiêu thời gian trên này để ngủ thăm cũng vô ích thôi mà", anh Toa đáp.

Biến tướng

Nói về chuyện ngủ thăm, ông Đại luôn tự hào đó là một nét văn hoá. Song những năm gần đây ông lại trăn trở nhiều hơn về sự biến tướng từ phong tục. Đơn cử, đã không ít người lợi dụng vào ngủ thăm để làm bậy khiến con gái bản mang thai. Chúng giả vờ yêu thương rồi ngủ thăm, đến lúc con gái người ta có bầu thì “bùng” mất.

Điển hình tại bản Trung Tiến 1, cách đây hai năm, cái chết của một cô gái Lường Thị D đang mang thai khiến người dân vô cùng đau xót. D vừa tròn 16 tuổi, ngày đó xã Mường Lý có công trình đang thi công. Công nhân dưới xuôi lên làm nhiều lắm, tối nào họ cũng vào trong bản tán tỉnh con gái, nói lời yêu thương.


Bản làng heo hút

Đến khi D đồng ý và cho một công nhân ngủ thăm, một thời gian sau cô gái mang thai cũng là lúc công trình hoàn thành thì chàng trai này “quất ngựa truy phong". Không thấy “chồng hờ” lên thăm, cũng không địa chỉ liên lạc, tủi nhục cho số phận, người con gái đã tự kết liễu đời mình bằng việc ăn lá ngón. Câu chuyện đau lòng này đến nay người bản Trung Tiến 1 vẫn còn nhớ rất rõ.

Chỉ tính trong năm 2012, xã Mường Lý đã có gần chục trường hợp ngủ thăm thành… ngủ thật. “Một khi hai người đã nằm bên nhau trong màn đêm như vậy thì khó lòng tránh khỏi "chuyện ấy". Ban đầu cô nào cũng ngại ngùng, nhưng nhiều trường hợp các cô gái tự chủ động “bật đèn xanh” cho đối phương, vì vậy không tránh khỏi được việc mang bầu”, ông Đại cho biết.

Tôi hỏi, có thai như vậy có bị bắt vạ? Ông Đại cho biết, ở đây chẳng có ai bắt vạ đâu. Mà có bắt vạ cũng biết được là con ai, bao nhiêu người vào ngủ thăm chứ riêng gì một người.

"Với kiểu ngủ thăm vô tội vạ thế này, tôi nghĩ vài năm nữa các bản nghèo của Mường Lý sẽ mất đi tục cạy cửa ngủ thăm. Thay vào đó là biến tướng bởi tệ nạn mại dâm, HIV. Con cái trong bản lớn lên sẽ phải đối mặt với thảm hoạ của bệnh tật”, ông Đại chia sẻ.

Hà Thị S ở bản Nàng 1 trước đây là cô gái đẹp nhất bản. Nhiều thanh niên làng tán tỉnh nhưng S không ưng bụng. Mãi đến khi Hà Văn C (huyện Quan Hoá) lên nhà anh em ở bản Nàng 1 chơi thấy S xinh xắn, mang lòng yêu thương, tán tỉnh. Hai người yêu nhau một khoảng thời gian dài, đến nỗi mỗi khi C lên chơi nhà đều ngủ lại với S. Bố mẹ S cũng đã nhất trí cho hai đưa đến với nhau, tuy nhiên gia đình C không đồng ý và bỏ mặc S với cái thai sắp đến ngày sinh nở.

Sinh con ra không biết mặt bố, mẹ không đủ khả năng nuôi con nên ông Đại đành phải nhận đứa con gái này về nuôi, đến nay cháu đã được hơn 4 tuổi. “Mình làm thế này không phải để dung túng hay cổ suý cho việc ngủ thăm. Nhưng cứ nghĩ chúng nó vứt con đi thì tội lắm, mình nhận về nuôi cũng là để cho mẹ nó đi thêm bước nữa đỡ lỡ một đời con gái”, ông Đại tâm sự.

Theo ông Đại, điều đáng lo ngại thời gian gần đây trên địa bàn xã có nhiều công trình thi công, các công nhân công trường lợi dụng phong tục ngủ thăm để làm chuyện bậy ở các bản làng dẫn đến hậu quả khó lường. Nguy hiểm hơn là tiềm ẩn bệnh tật khắp nơi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm