| Hotline: 0983.970.780

Đường cát nhập lậu 'đè bẹp' đường nội

Thứ Tư 27/04/2016 , 16:01 (GMT+7)

Gần đây, đường cát Thái Lan ồ ạt nhập lậu qua đường biên giới tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Phước đổ về TP.HCM ngày càng nhiều, lý do chính là đường Thái Lan rẻ hơn đường trong nước 3.500-4.000 đồng/kg.

Ngày 26/4, Chi cục Quản lý Thị trường TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng CSĐT Tội phạm về kinh tế và chức vụ, CA TP.HCM kiểm tra Chi nhánh Cty TNHH MTV Bãi Đỗ (631 Quốc lộ 1A, P.An Lạc, Q.Bình Tân) đã bắt quả tang xe container BKS 51C-16697 đang bốc khoảng 30 tấn đường cát Thái Lan xuống xe tải nhỏ với trị giá hơn 400 triệu đồng.

Tài xế là ông Lê Ngọc Thạch đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của lô hàng, đồng thời cho biết thực hiện lệnh nhận hàng và giao hàng qua ĐT nên không biết chủ hàng đích thực là ai?

Theo ông Đinh Minh Tân, Đội trưởng đội QLTT 2A (Chi cục QLTT TP.HCM) toàn bộ số đường cát nhập lậu được đóng bao 50 kg, là sản phẩm Thái Lan do doanh nghiệp TRR Sugar Group SX, thuộc dòng đường tinh luyện RS có giá bán là 530 ngàn đồng/bao, trong khi đường RS trong nước bình quân khoảng 700 ngàn đồng/bao, tức 3.500-4.000 đồng/kg.

“Đoàn kiểm tra chúng tôi sau nhiều ngày trinh sát địa bàn, đeo bám xe container nói trên từ một điểm tập kết ở huyện Bù Đốp cách cửa khẩu Hoa Lư, tỉnh Bình Phước hơn 10 km cho đến khi xe về tới TP.HCM đang tổ chức chẻ nhỏ hàng đưa đi tiêu thụ thì ập vào kiểm tra”, ông Tân kể.

Theo dự báo của ông Nguyễn Văn Bách (Phó Chi cục QLTT TP.HCM), từ nay đến cuối năm, đường lậu sẽ vào nhiều do nhu cầu tăng cao, trong khi giá đường trong nước lại đang cao hơn các nước lân cận.

“Tuy nhiên khi xử lý tang vật, nếu kiểm nghiệm đạt yêu cầu nên chuyển giao đường nhập lậu cho cơ quan chức năng bán đấu giá để tránh lãng phí, và chỉ khi đường không bảo đảm chất lượng mới đem đi tiêu hủy”, ông Bách đề xuất.

Cũng theo ông Bách, hiện nay các địa bàn Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, Bình Chánh đã trở thành tuyến vận chuyển đường lậu.

Trước đó, QLTT huyện Củ Chi cũng phát hiện xe tải chở 1,6 tấn đường cát nhập lậu còn nguyên bao bì của nhà sản xuất ở nước ngoài. Các nhãn hiệu đường bị thu giữ bao gồm không chỉ của Thái Lan như Thai Sugar Mill, Premium Refined Cane Sugar, Kaset Thai International Sugar, Cristalla của Thái Lan mà còn đường sản xuất từ Campuchia như Phnom Penh Sugar.

Ông Nguyễn Hải (Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường VN) cho biết, từ đầu năm đến nay, sau khi trùm buôn lậu Vi Ngươn Thạnh (thường gọi Tỷ đường) ở An Giang bị bắt, đường cát buôn lậu qua tỉnh này giảm hẳn. Từ đó, mặt hàng nhập lậu này chuyển hướng sang Long An, Tây Ninh và Bình Phước rồi về TP.HCM.

“Trước đây, đường lậu về đến TP.HCM phần lớn được chẻ nhỏ, sau đó thay đổi bao bì trong nước, nhưng gần đây táo tợn hơn là bao bì vẫn giữ nguyên tên DN nước ngoài”, ông Hải nói.

Theo tìm hiểu chúng tôi, tình hình buôn lậu mặt hàng đường cát từ Thái Lan, Campuchia về TP.HCM trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp do chênh lệch giá cao, lên đến 3.500-4.000 đồng/kg. Trong khi đó, do đường là mặt hàng nhạy cảm nên các quốc gia đều có chính sách bảo hộ riêng. Tại Việt Nam, hiện nay thuế nhập khẩu đường cát trong hạn ngạch từ Thái Lan chỉ 5%, nhưng nhập khẩu ngoài hạn ngạch là hơn 80% tùy loại.

15-31-55_h1
Đường nhập lậu vận chuyển trên xe tải nhỏ

Một đại diện của Cty Bánh kẹo Phạm Nguyên (P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân) thừa nhận đường nhập lậu giá rẻ nhưng không thể đưa vào sử dụng, bởi nó không có nguồn gốc rõ ràng nên không thể kiểm soát chất lượng.

Giá đường nội đang cao trong khi muốn nhập khẩu mặt hàng này phải xin hạn ngạch rất khó khăn. Nhu cầu sử dụng đường của Cty khoảng hơn 30 ngàn tấn/năm, nhưng năm ngoái chỉ xin được 300 tấn, còn năm 2014 xin hạn ngạch nhập được 500 tấn.

“Công bằng mà nói, đường Thái Lan nhập khẩu hạn ngạch có chất lượng tốt, giá cả lại thấp hơn đường trong nước 10-20%, tính luôn thuế nhập khẩu và chi phí kiểm nghiệm chất lượng. Trong khi đó, nhà nước lại rất hạn chế nhập khẩu đường làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường”, vị này nói.

Nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu đường, bảo vệ SX trong nước, Hiệp hội Mía đường từng đề xuất chỉ bán đấu giá tang vật cho nhà máy đường để tái chế trước khi bán ra thị trường, tránh việc dùng hóa đơn phát mãi để hợp thức hóa đường nhập lậu. Giải pháp này còn giúp cho việc nhận diện đường nhập lậu từ Thái Lan dễ dàng, bởi đường Thái Lan và Việt Nam khác nhau về tiêu chuẩn và chất lượng.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm