| Hotline: 0983.970.780

Đường Khánh Hòa gặp sự cố, nông dân và nhà máy đều thiệt hại

Thứ Ba 28/03/2017 , 09:45 (GMT+7)

Sự cố hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Đường Khánh Hòa đã gây thiệt hại đủ đường không chỉ cho nhà máy, người nuôi thủy sản, môi trường, mà còn kéo theo việc người nông dân không bán được mía nguyên liệu do nhà máy tạm dừng sản xuất…

Chúng tôi có mặt tại các vùng mía ở TX Ninh Hòa những ngày này thấy nông dân đang “khóc ròng” vì mía nằm khô trên đồng vẫn chưa được chở đi tiêu thụ. Theo bà con, do hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Đường Khánh Hòa bị sự cố buộc phải tạm dừng hoạt động để khắc phục hậu quả, kéo theo mía ứ đọng.

Mía chất đống bên đường ở xã Ninh Tân

Cũng theo người trồng mía, cho đến nay đã hơn chục ngày rồi nhưng nhà máy vẫn nằm im nên nông dân sợ mía đến thời kỳ thoạch để lâu chữ đường giảm, sẽ gây thiệt hại. “Thấy mía khô chúng tôi xót ruột lắm. Nhiều lần liên hệ với cán bộ nhà máy, hỏi chừng nào nhà máy hoạt động để mua mía cho dân nhưng họ bảo phải chờ xử lý xong sự cố. Nếu cứ chờ thì mía khô, mất chữ đường ai sẽ đền bù cho dân đây?”, một người trồng mía ở xã Ninh Tân bức xúc.

Còn ông Nguyễn Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Tân cho biết, hiện toàn xã có gần 200 tấn mía thu hoạch xong nhưng chưa được đưa về nhà máy tiêu thụ, chưa kể nhiều diện tích mía chưa chặt, nếu để lâu quá thời kỳ thu hoạch sẽ còn thiệt thiệt hại hơn nữa.

“Số mía đã chặt rồi nông dân đành bỏ khô chứ biết bán cho ai. Bởi hiện thương lái cũng không thu mua giúp nông dân vì họ có mua rồi bán cho Nhà máy Đường Ninh Hòa - Biên Hòa thì nhà máy này cũng không mua. Bởi họ còn ưu tiên thu mua mía cho nông dân đã ký hợp đồng trước đây. Hiện chúng tôi đã báo cáo sự việc lên TX Ninh Hòa để tìm giải pháp giúp dân”, ông Hoàng nói.

Tương tự, tại các vùng mía nguyên liệu của Nhà máy Đường Khánh Hòa ở các xã Diên Xuân, Diên Đồng (huyện Diên Khánh)…, nhiều nông dân trồng mía cũng đang “ngóng” chờ nhà máy hoạt động trở lại. Bởi mía đã đến kỳ thu hoạch vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt ngoài đồng. Ông Nguyễn Tấn Cường, Trưởng phòng Kinh tế huyện Diên Khánh cho biết, hiện chưa thống kê hết được mức độ thiệt hại.

Nông dân trồng mía cũng thiệt hại

Về giải quyết lượng mía tồn đọng, ông Đỗ Thành Liêm, TGĐ Cty CP Đường Khánh Hòa (đơn vị chủ quản Nhà máy Đường Khánh Hòa), cho biết sau khi sự cố xảy ra nhà máy đã thông báo cho người dân ngừng đốn mía. Đối với diện tích mía đã có lịch thu hoạch chưa vận chuyển kịp về nhà máy sẽ hỗ trợ nông dân cộng thêm 1CCS, nếu thấp hơn 9,5CCS thì tính bằng 9,5CCS. “Diện tích mía đã thông báo lịch cho người dân đốn không nhiều và nhà máy đã thu gom khoảng 7.000 tấn mía”, ông Liêm cho biết thêm.

Tuy nhiên vấn đề quan tâm nhất hiện nay là đến bao giờ Nhà máy Đường Khánh Hòa hoạt động trở lại để thu mía cho nông dân? Trả lời vấn đề này, ông Liêm chỉ nói chung chung là nhà máy đang cố gắng hết sức để khắc phục hậu quả. Dự kiến khoảng 7 ngày nữa (khoảng ngày 2/4) nhà máy sẽ tái hoạt động.

Tuy nhiên theo ông Bùi Minh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT Khánh Hòa), cho đến khi nào nước thải đạt loại A mới cho nhà máy hoạt động. Hiện Chi cục đang giám sát chặt chẽ việc khắc phục hậu quả và nhà máy cũng đã mời các chuyên gia từ TP.HCM ra để cải tạo hệ thống.

Giải pháp xử lý sự cố nước thải là đào một hồ chứa trải bạt 4.000m3 rồi bơm nước thải trong hệ thống cũ qua để cải tạo hệ thống này. Sau khi khắc phục toàn bộ hệ thống xử lý nước thải thì mới bơm nước từ các hồ chứa tạm để xử lý.

Nguyên nhân dẫn đến sự cố của nhà máy là do một mẻ lò luyện đường bị cháy, dẫn đến men vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải bị chết. Từ đó nhà máy phải bổ sung, phục hồi men vi sinh. Hiện nước thải chảy tràn ra hệ thống mương thoát nước, ra đầm Thủy Triều làm cá tự nhiên và cá nuôi của người dân bị chết.

Còn ông Đỗ Thành Liêm cho biết, nhà máy không chối bỏ trách nhiệm về sự cố gây ra. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra mẫu nước để xác định nguyên cá chết, nếu gây thiệt hại thì nhà máy sẽ đền bù theo quy định của pháp luật.

 

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.