| Hotline: 0983.970.780

Ế ẩm kinh doanh đêm giao thừa

Thứ Hai 18/02/2013 , 10:39 (GMT+7)

Năm nay, mọi dịch vụ, mọi thứ hàng hóa phục vụ cho những người đi du xuân đón năm mới vào thời khắc đặc biệt giao thừa đều rất ế ẩm.

Nếu như mọi năm, những người kinh doanh đêm Giao thừa luôn hốt bạc, hái ra tiền ở thời khắc đặc biệt này thì năm nay, mọi dịch vụ, mọi thứ hàng hóa phục vụ cho những người đi du xuân đón năm mới đều rất ế ẩm.

Dịch vụ trông giữ xe: Thưa vắng

Có mặt tại các tuyến phố quanh khu vực Hồ Gươm (Hà Nội)- nơi có rất nhiều bãi gửi xe tư nhân tự phát, vào thời khắc trước Giao thừa Tết Quý Tỵ 2013, chúng tôi thấy khác với mọi năm, các bãi xe trên vỉa hè đều không hề đông đúc, mặc dù lúc này đã là 12 giờ kém 15 phút.

Chị Nguyễn Thu Hà, chủ một bãi xe trên vỉa hè phố Hai Bà Trưng cho hay, nếu như năm ngoái bãi xe của nhà chị thu nhận tới hơn 200 xe máy các loại vào gửi thì năm nay sát giờ bắn pháo hoa rồi mà vẫn chưa đủ 100 xe, mặc dù giá gửi xe thì đâu có tăng so với tết trước.

“Phỏng vấn” một số người dân đi xem pháo hóa, chúng tôi được biết năm nay những người dân ở quanh khu vực có bắn pháo hoa họ thường đi bộ, kể cả những người cách điểm bắn pháo hoa tới 2-3 km cũng đi bộ, vì tránh gửi xe bị chặt chém…

Cùng cảnh ngộ, anh Lê Văn Tân, chủ một bãi trông giữ xe trên phố Ngô Quyền tâm sự rằng, lượng xe đạp, xe máy của người dân đi xem bắn pháo hoa Giao thừa có vẻ rất ít, mà chủ yếu người ta đi taxi, ô tô nên các bãi trông giữ xe máy đều trong tình trạng vắng khách. Ngay như bãi xe nhà anh Tân, dù sát phố Tràng Tiền, và thuận lợi cho mọi người gửi xe đi bộ vào Hồ Gươm nhưng cũng chỉ thu nạp được hơn trăm xe…

Qua tiếp xúc với mấy chủ bãi trông giữ xe máy ở khu vực đường Thanh Niên, vườn hoa Lý Tự Trọng, khu vực Công viên Thống Nhất, công viên Nghĩa Đô…, chúng tôi cũng được nghe những lời than vãn thưa vắng khách gửi xe. Các bãi xe chỉ lưa thưa khách vào gửi, chủ yếu người ta đi taxi, đi ô tô riêng và họ gửi ở những bãi trông giữ ô tô rồi đi bộ vào xem bắn pháo hoa.

Dịch vụ bán lộc cầu may: Vắng khách

Nếu như những người làm dịch vụ trông giữ xe buồn thiu vì khách gửi xe thưa vắng, thì với những người đi buôn bán lộc phục vụ tín ngưỡng đầu xuân năm mới cũng trong tình trạng ế ẩm khi quá ít người mua. Bình thường mọi năm thì, sau khi xem pháo hoa xong những người đi đón Giao thừa thường tạt vào các hàng bán lộc để mua một, vài cành lộc cây là hoa hải đường, búp đa, búp si, hay cành cây có quả… để mang về nhà lấy may, lấy hên.

Cũng có nhiều người chọn mua kèm thêm bật lửa gas, mua diêm, mua muối, bởi theo quan niệm tín ngưỡng từ dân gian thì những thứ này mang về vào thời khắc đầu năm mới là may mắn, no đủ cho cả năm… Thế nhưng, năm nay các hàng bán lộc lại không hề đắt hàng khi mà qua giờ Giao thừa đến 25 phút, và mọi người đã tản mạn đổ về nhà khá nhiều rồi mà mấy hàng bán lộc cây, lộc quả ở khu vực trước cửa Chùa Hà (Quận Cầu Giấy) vẫn chỉ lèo tèo thưa vắng người mua.

Anh Nguyễn Văn Đạt, nhà ở huyện Đan Phượng, đứng bán lộc tâm sự: “Bỏ ra tới 3 triệu bạc đi cất buôn cành hoa hải đường mang về bán vậy mà chả ăn thua gì. Tết này coi như lõm nặng khi Giao thừa sắp tàn mà bán cả vốn lẫn lãi chưa đủ 1,5 triệu. Mới đầu còn bán được 15-20.000 đồng/cành to, giờ thì bán đổ bán tháo 5-10.000 đồng/cành cũng chẳng có ai vào mua".

Cũng tâm trạng chán nản vì ế ẩm như anh Đạt, chị Hà Thu Thủy, một người bán lộc diêm và muối đến từ huyện Từ Liêm bảo: “Mọi năm chỉ khoảng 1 tiếng sau Giao thừa là em bán được bao nhiêu hàng, lãi nhìn thấy, vậy mà năm nay chẳng bán đủ vốn”.

Chúng tôi rong ruổi qua cửa ô Cầu Giấy, lúc này là 1h30 phút sáng mùng 1 tết, đường phố đã không còn đông đúc nữa, vậy mà mấy người bán mía lộc vẫn nhẫn nại đứng bên những bó mía tím ngồn ngộn ven đường.

Anh Nam, nhà ở huyện Chương Mỹ buồn buồn kể: “Em lấy buôn 1.000 cây mía tím ở Hòa Bình với giá gốc là 12.000 đồng/cây. Tính cả công vận chuyển, thuê bến bãi một cây phải lên tới 14.000 đồng. Vậy mà bán suốt từ tối đến giờ mới được 200 cây, mà giá đâu có đắt, chỉ 50.000 đồng/2 cây! Đến nước ế ẩm này thì giá nào cũng bán, có khi 20- 30.000 đồng/cây cũng bán. Kiểu này chắc mang mía về ăn tết mất!”.

Chị Thuận, một phụ nữ ngoài 30 tuổi quê Hưng Yên, đã cố nán lại Hà Nội để buôn bóng bay với mong muốn kiếm thêm cho chồng con một cái tết tươm tất kể rằng: “Mỗi quả bóng loại to đại mọi năm bán 30-50.000 đồng rất chạy, vậy mà năm nay bán 20 ngàn cũng khó, đã vậy lại không có khách mua. Dường như mọi người đều tiết kiệm chi tiêu nên chúng em bán hàng mới ế thế này…”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm