| Hotline: 0983.970.780

E ngại hệ thống đào tạo

Thứ Năm 16/06/2011 , 11:23 (GMT+7)

Hiện vẫn tồn tại sự chênh lệch lớn về tỷ lệ biết đọc, biết viết và trình độ học vấn giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh.

Trình độ thấp hơn Mông Cổ, Nam Phi

Kể từ khi ký Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 nhằm đảm bảo tất cả trẻ em đều có quyền được học hành, đã có 92% trẻ em tiểu học VN đi học đúng tuổi. Tuy nhiên, theo ông Đồng Bá Hướng, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê), vẫn tồn tại sự chênh lệch lớn về tỷ lệ biết đọc, biết viết và trình độ học vấn giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh. Theo đó, tỷ lệ biết đọc, biết viết ở độ tuổi 15 trở lên là 93,5% (tăng hơn 3% so với năm 1999) nhưng tỷ lệ này ở dân tộc Thái, Khme, Mông khá thấp so với mức trung bình của cả nước.

Ở lứa tuổi 5-18, ở phía Nam “dẫn đầu” học sinh bỏ học là Bình Dương (30%), Bạc Liêu (26,2%), An Giang và Sóc Trăng cùng ở mức xấp xỉ 26%. Trong khi ở miền Bắc, Hà Nội gần 8%, Hải Dương 8,9%... Cũng theo kết quả điều tra này, đồng bằng sông Cửu Long luôn có tỷ lệ tốt nghiệp THPT và trung cấp nghề, cao đẳng nghề thấp nhất cả nước. Ông Bruce Campbell, Quyền điều phối viên Thường trú LHQ tại VN nhận định, đây chính là thách thức trong vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ở VN.

Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, giáo dục cũng có mối tương quan với mức sinh và tuổi kết hôn lần đầu: nơi nào có tỷ lệ sinh cao hơn thì tỷ lệ biết đọc, biết viết thấp hơn. Hiện nay, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của người Kinh là cao nhất, người Mông là thấp nhất (19,9 tuổi với nữ và 18,8 tuổi với nam). Phụ nữ kết hôn sớm có ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản, sức khỏe và hạn chế nhiều cơ hội giáo dục cũng như việc làm.

Hiện tại là thế, song tương lai, sự phát triển giáo dục của các vùng, miền cũng không được sáng sủa. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2009, chỉ có 1,63% dân số có bằng cao đẳng, 4% có bằng đại học và sau đại học là 0,21%. Theo phân loại quốc tế về giáo dục của UNESCO, trong nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên thì khoảng 19% đạt được “trình độ học vấn bậc trung” và 5,4% đạt trình độ bậc cao. Và, tỷ lệ này còn thấp hơn các nước có cùng xếp hạng về chỉ số phát triển con người (HDI), thậm chí còn thấp hơn cả Mông Cổ, Nam Phi.

Hệ lụy của nhiều chính sách

Theo bà Lotta Sylwander, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại VN, đã đến lúc VN cần ưu tiên nhiều chính sách thu hẹp sự khác biệt giữa nhóm dân số dễ bị tổn thương và các nhóm dân số khác. Đại diện Quỹ nhi đồng LHQ gợi ý: Trước mắt cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để nâng cao tỷ lệ học đúng tuổi cho các dân tộc Thái, Khơ me và H’Mông. Cũng cần đặc biệt tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học song ngữ và cải thiện dần việc trao quyền cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.

Cũng theo vị này, VN đang đi đúng hướng trong việc nâng cao dần trình độ giáo dục các cấp. Vì vậy, nên đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết sự khác biệt về giáo dục và trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa các vùng, miền. Chiến lược về phát triển giáo dục và Chiến lược đào tạo nghề của VN giai đoạn 2011-2020 cần ưu tiên giải quyết vấn đề tăng cường trình độ học vấn cũng như kỹ năng chuyên môn để đáp ứng nhu cầu địa phương. Đặc biệt cần nghiên cứu sâu thêm về nguyên nhân, tỷ lệ bỏ học cao ở các tỉnh phía Nam.

Nếu lý giải được những vấn đề trên mới xây dựng được các chính sách và chương trình đào tạo nghề phù hợp. “Nếu các cơ quan chức năng không sớm thực hiện và cải thiện những số liệu này, thì 10 năm nữa, gánh nặng giáo dục, nhất là khối tiểu học sẽ còn tiếp tục tăng nặng hơn nữa” - đại diện Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc dự báo.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Ngư dân Quảng Nam được mùa mực biển

Giá mực cao, sản lượng nhiều hơn các năm trước nên sau một đêm đánh bắt trên biển, các ghe thuyền ở Quảng Nam có thể thu về hàng chục triệu đồng.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất