| Hotline: 0983.970.780

Em còn chịu đựng nữa để làm gì?

Thứ Ba 12/08/2008 , 08:00 (GMT+7)

Chị Dạ Hương thân mến! Em đã 38 tuổi, đã có gia đình, có hai con một trai một gái. Cháu trai em nay đã 15 tuổi. Chị ơi, gia đình em đã tan nát, em không hình dung nó sẽ ra sao.

Cần phải ra tòa để tự cứu lấy em và con gái của em (Ảnh chỉ mang tính minh họa)Năm 2003, chồng em đã rẽ ngang theo người đàn bà khác (chồng em làm cai xây dựng ở Hà Nội). Kể từ đó em sống ly thân, gia đình cứ lục đục kéo dài cho tới bây giờ.

Chuyện đó vẫn chưa đáng nói bằng việc con trai em sinh ra tật ăn cắp, mê trò chơi điện tử chát chít. Chị ơi em không biết nghiện hút là như thế nào nhưng con em mới nghiện điện tử thôi mà của cải trong nhà không cánh mà bay hết.

Với chồng em, cứ mỗi lần con như vậy thì chính em là người chịu đòn, nào ngu đần, nào không biết dạy con. Năm 2007, chồng em đón nó lên Hà Nội học lớp 8, nó lại ăn cắp để chơi điện tử và đã bị đúp lớp. Sau 1 năm trên đó, nó về lại, chị ơi, nó khác hẳn. Nó đã dám chửi và đánh cả mẹ nó. Chồng em cũng từng đề đóm, trai gái, bây giờ lại phó mặc con trai cho em. Liệu sau này nó có thành người không chị?

Em lấy chồng xa, có người anh chồng ở cạnh hay bênh chồng em nên anh ấy rất được thể. Cứ động là đánh chửi em thậm tệ. Em giờ như tâm thần, đầu óc tê dại không biết viết gì nữa cả. Có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chồng còn mà như mất và con thì đang lớn mà hư úng như vậy? Giờ em muốn cắt đứt cho xong rồi dẫn con gái nhỏ về lại quê mình. Hay bỏ lại hết hai đứa cho chồng nuôi? Mười sáu năm lấy chồng, cơ ngơi của em không khang trang lắm nhưng cuộc sống nông thôn vậy cũng tạm đủ.

Giờ em mang con đi, bơ vơ, không mái nhà che thân, em biết làm sao? Em cũng nghĩ đến chuyện chia tay rồi nhận lãnh trách nhiệm với một đứa con? Nhà đang làm mới được 50%, bố chồng em đã mất, sổ bìa đỏ đứng tên vợ chồng em, nếu ra toà thì em có ra đi tay trắng như chồng và anh chồng em doạ không? Năm năm nay em chỉ nung nấu ý nghĩ là cắt đứt cho thôi ràng buộc, liệu đã đúng chưa chị?

Em H.T.T (Lý Nhân - Hà Nam)

Em thương mến!

Đúng là không có người đàn bà nào thật sự sung sướng và hạnh phúc như giấc mơ của chúng mình cả. Không cảnh này thì cảnh khác. Cũng như từ nỗi này mà có nỗi kia. Chồng đi kiếm sống, nghèo thì mình cũng khổ mà có tiền rồi thì mình cũng chẳng vui vẻ gì. Bởi vì theo quan niệm truyền thống đã lỗi thời, đàn bà chúng ta như phương tiện, như đầu bếp, thậm chí như cái máy đẻ. Có người để các ông thoả mãn cuộc sống cặp đôi, có cơm chưa đủ mà phải cơm ngon canh ngọt khéo nịnh khéo chiều, và nếu "cái máy" không nặn ra được con trai cho họ thì hãy liệu hồn! Con người sinh ra, chớp mắt một cái đã thấy già, chỉ có cuộc sống của chị em phụ nữ thế hệ này sang thế hệ khác là tiến lên chậm chạp rùa bò.

Có lẽ em không dứt khoát ngay từ đầu nên trước tiên, em là người khổ nhất. Khi chồng có người khác một cách công khai, mình phải tự trọng mà tháo ra ngay, không hy vọng, không cầm cự, không đòi hỏi gì. Tự do của một con người vẫn lớn hơn tất cả em ạ. Năm năm sống trong cảnh chồng đi về như kẻ thù, em chịu đựng để làm gì? Khi người ta đã có kẻ vừa mắt hơn thì em bỗng trở thành cái gai xấu xí trong mắt họ.

Từ đó mà hay phải ăn đòn cùng những lời thoá mạ. Từ đó mà con trai em sống trong không khí chiến tranh, không phải chiến tranh lạnh mà chiến tranh nóng, có bom đạn và có thuốc độc. Con trai thời nay như thùng thuốc nổ trong nhà, ở chúng hàm chứa nguy cơ tai nạn rất cao cho chính chúng và người thân. Vợ chồng đề huề mẫu mực mà còn sợ con hư huống chi ở cảnh của em. Con không hư mới là chuyện lạ. Nó sẽ trượt dài, không sao phanh nổi, có khi đã lâm vào hút hít rồi cũng nên. Làm sao cứu vãn được con với tình cảnh em vẫn bị chồng hắt hủi, đánh đập, xua đuổi? Con người chứ đâu phải giun dế, đúng không em?

Cần phải ra toà để cứu mình và con gái nhỏ của mình. Cùng lắm là bỏ lửng nếu chồng và nhà chồng về hùa tấn công mình. Nếu ngôi nhà đang xây trên đất của bố mẹ chồng để lại, dù nhà có đứng tên vợ chồng em thì em rất khó được chia. Đó là đất thừa kế và nhà cải tạo lại. Mặt khác, khi nhà chồng đã coi thường và muốn em ra đi thì em có trụ lại cũng dở, đòi của cải cũng không xong.

Nếu em còn người thân ở quê thì nên mạnh dạn đưa con gái về, gửi nó cho ai đó rồi ra thành phố làm công cho người ta. Chị thấy rất nhiều người nhờ thành thật, thạo việc và chí thú, vẫn nuôi con ăn học đại học bằng con đường giúp việc cho nhà người tử tế. Con trai em vẫn thuộc về nhà chồng, dĩ nhiên em sẽ khóc dài dài vì thương và lo cho nó. Con là nợ mà em.

Mong em bình tâm, khôn ngoan hơn và may mắn.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm