| Hotline: 0983.970.780

Enrofloxacin - Cấm càng nhanh càng tốt

Thứ Năm 12/01/2012 , 09:49 (GMT+7)

Tổng cục Thủy sản đang thực hiện các thủ tục để Bộ NN-PTNT ra quyết định cấm Enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản.

Thu hoạch tôm ở Cần Giờ, TP HCM
Tổng cục Thủy sản đang thực hiện các thủ tục để Bộ NN-PTNT ra quyết định cấm Enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản. Theo các DN thủy sản việc cấm chất này nên thực hiện càng nhanh càng tốt, nhất là khi đang có những dấu hiệu cảnh báo từ thị trường Hoa Kỳ.

Ngày 10/1 vừa rồi, ông Hồ Quốc Lực, TGĐ Cty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) đã gửi một lá thư thỉnh nguyện lên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Trong thư, ông Lực cho biết sáng 10/1, ông nhận một thư điện tử từ khách hàng mua tôm Hoa Kỳ. Khách hàng đó cho biết cơ quan kiểm tra NK thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA) sẽ quan tâm và kiểm tra chặt chẽ chất kháng sinh Enrofloxacin trong các lô tôm NK có xuất xứ từ Việt Nam.

Nguyên nhân là do hiện nay tôm Việt Nam đã bị kiểm tra với tần suất cao tại Nhật Bản và có quá nhiều lô hàng tôm Việt Nam có sai sót với chất kháng sinh nói trên. Từ đó, ông Lực cho rằng nếu Hoa Kỳ cũng tăng cường kiểm tra gắt gao tôm Việt Nam về dư lượng Enrofloxacin giống như Nhật Bản, thì XK tôm Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì 2 nước này đang chiếm tới trên 50% lượng tôm XK của nước ta.

Cũng trong lá thư này, ông Lực cho biết ở ĐBSCL, người nuôi tôm sử dụng rất phổ biến Enrofloxacin. Do đó, tỉ lệ tôm có tồn dư chất kháng sinh này trong cơ thể khá cao, nhất là trong khu vực nuôi tôm nhỏ lẻ, hiện đang chiếm đại đa số ao tôm. Minh chứng là trong năm 2011 có 57 lượt lô tôm từ Việt Nam bị phát hiện có Enrofloxacin trên ngưỡng 10ppb tại Nhật Bản và bị trả hàng về.

 Ngoài ra, còn có rất nhiều lô hàng tôm đã đến cảng Nhật Bản, sau khi kiểm tra mẫu thử tại các phòng thí nghiệm tư nhân tại Nhật Bản và phát hiện dư lượng Enrofloxacin, đã bị bên mua hàng quyết định không nhận hàng, trả về ngay. Trong đó, các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có số lô hàng tôm bị trả về nhiều nhất. Ông Lực cho rằng sự thiệt hại do hàng bị trả về có thể tính bằng chục triệu đô la Mỹ.

Tuy Enrofloxacin đã được cảnh báo ở nhiều thị trường NK, nhưng cho đến thời điểm này, người nuôi tôm Việt Nam vẫn đang được cho phép sử dụng chất kháng sinh ở mức độ hạn chế. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho rằng, sở dĩ trong năm qua, ngành nông nghiệp vẫn còn chưa ra lệnh cấm Enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản, là vì chất này vẫn có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…

Mặt khác, nếu người nuôi tôm thực hiện đúng theo khuyến cáo là ngưng sử dụng Enrofloxacin ít nhất là 28 ngày trước khi thu hoạch, thì trong con tôm sẽ không còn dư lượng chất này. Thế nhưng việc giám sát người nuôi tôm sử dụng Enrofloxacin có đúng như khuyến cáo hay không là cực kỳ khó khăn. Bản thân các NM chế biến cũng rất khó kiểm soát được dư lượng Enrofloxacin trên tôm nguyên liệu đưa về nhà máy. Bởi theo ông Hồ Quốc lực, khi có tới hàng vạn hộ nuôi tôm thì không nhà máy nào có đủ nhân lực lẫn tài chính để kham nổi công việc đó.

Chính vì vậy, khi vụ tôm chính vụ 2012 đã cận kề, nguy cơ tôm Việt Nam XK ngày càng gặp khó khăn ở các thị trường lớn do dư lượng Enrofloxacin ngày càng lộ rõ. Trong lá thư của mình, ông Hồ Quốc Lực đã khẩn thiết đề nghị Bộ NN-PTNT ra lệnh cấm sử dụng chất kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong thời gian nhanh nhất.

Cũng theo ông Lực, sự tăng trưởng kim ngạch XK tôm cả nước trong năm qua có một phần do các cơ sở chế biến nhập tôm hàng thô dạng block từ nhiều nước có giá rẻ như Indonesia, Ấn Độ về chế biến và tái xuất. Các lô hàng này đã được kiểm tra và hầu hết đều sạch, nhất là không có dư lượng các chất kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin nêu trên. Điều đó cho thấy các chất kháng sinh nêu trên đã có chất thay thế được trong nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất