| Hotline: 0983.970.780

Éo le phận nghèo chạy thận

Thứ Năm 13/11/2014 , 08:56 (GMT+7)

Người ta gọi đây là xóm chạy thận nhưng thực chất chỉ là một góc nhỏ nơi hành lang nhà tang lễ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. 

Đây là nơi bệnh nhân cố níu sự sống sau mỗi ca chạy thận.

Ngọn đèn trước gió...

Vào Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Bình Định rộng lắm nhưng cũng không khó để tìm đến xóm chạy thận, nơi được mệnh danh là "láng giềng" với "ngôi nhà thần chết". Giải thích điều này, những cư dân xóm chạy thận nói buồn: “Bởi chỗ chúng tôi đang ở là hành lang của nhà tang lễ, nơi được xem là ngôi nhà cuối cùng trên dương gian của những bệnh nhân”.

Trước đây, những người từ khắp nơi về BVĐK Bình Định chạy thận nhân tạo thường ở luôn tại bệnh viện để tiện việc chạy chữa. Họ thường sống tạm bợ ở dọc hành lang hoặc những gốc cây gần khoa Nội thận - Lọc máu. Mùa nắng không nói gì, mưa xuống thì cả người bệnh lẫn người chăm sóc ướt như chuột lột.

Cũng vì cám cảnh, giữa năm 2012, bệnh viện cho dựng nhà tạm và cho tận dụng hành lang nhà tang lễ để làm nơi “tạm trú” cho những bệnh nhân chạy thận và người thân. Chật chội, chen chúc, nhưng với những bệnh nhân đang chạy thận và người thân nuôi bệnh là cả một đặc ân, bởi đa số đều nghèo túng.

“Bệnh viện có khu nhà trọ giá thấp dành cho bệnh nhân và người nhà ở xa, nhưng dù giá rẻ đến mấy, đối với bệnh nhân chạy thận thời gian dài cũng ít người kham nổi. Việc dựng nhà tạm và tận dụng hành lang nhà tang lễ chỉ là giải pháp chữa cháy nhằm chia sớt phần nào khó khăn với họ”, GĐ BVĐK Bình Định Hồ Việt Mỹ chia sẻ.

2160447586
Người chạy thận bấu víu vào những chiếc máy để kéo dài sự sống

3160447792
Bác sĩ tận tình chăm sóc bệnh nhân chạy thận

Đau cùng nỗi đau nhưng mỗi bệnh nhân ở đây có một phận đời riêng. Ông Đặng Văn Hùng Thịnh (47 tuổi), trú tại TX. An Khê (Gia Lai), trở thành cư dân của xóm chạy thận đã hơn một năm nay. Dấu vết sau một năm chạy thận là cánh tay gân guốc, chi chít những vết kim tiêm sau những lần chạy thận.

“Tôi phát bệnh lâu lắm rồi, những năm trước còn nhẹ nên ở nhà, hơn một năm nay bệnh ngày càng nặng nên tôi xuống ở hẳn dưới này. Một tuần phải ba lần chạy thận nên chẳng dám đi về. Đang bình thường vậy chứ nó đau bất chợt, tăng huyết áp lúc nào không hay. Ai vào đây cũng như ngọn đèn trước gió, chẳng biết phụt tắt lúc nào. Tối đang ngồi với nhau, sáng ra không còn nhìn thấy nhau nữa là chuyện bình thường”, ông Thịnh chua chát.

Bỏ nhà cửa, ruộng vườn, bà Trương Thị Kiểu (63 tuổi) ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ vào “định cư” ở xóm chạy thận chăm chồng là ông Huỳnh Bá Duông (63 tuổi) đã gần 3 năm nay. Bà Kiểu tâm sự: “Ông nhà tui chạy thận đã 5 năm, 2 năm đầu tui còn chạy ra chạy vô, 3 năm nay bệnh ông nhà ngày càng nặng, tui quyết định vào đây ở hẳn cho có vợ, có chồng”.

5160447270
Bà Võ Thị Phước chăm con trai Huỳnh Quang Huy

Càng xót xa khi chứng kiến cảnh “lá vàng” đi chăm “lá xanh”. Cụ Lê Thị Trúc (77 tuổi) ở xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn mặc kệ tuổi già, xa quê cả trăm cây số vào ở hẳn tại xóm chạy thận để chăm đứa con gái là bà Đinh Thị Đào (54 tuổi) suốt 5 năm qua. Bà Đào có chồng ở huyện Phù Cát được 10 năm thì lâm bệnh. Lúc bệnh còn nhẹ, đã chữa chạy đủ cả Đông - Tây y nhưng không khỏi.

Cách đây 7 năm, bà Đào vào BVĐK Bình Định và “trụ” luôn tại xóm chạy thận này. Đã lâm bệnh nan y, lại bị chồng bạc bẽo bỏ mặc đi tìm hạnh phúc mới, đôi lúc bà Đào chẳng mong níu kéo cuộc sống. Nhưng nghĩ đến 2 đứa con, đứa đang học đại học năm 3 ở TP.HCM, đứa còn học cấp 3 ở quê nên bấu víu vào những ca chạy thận để kéo dài ngày sống với con cái.

“Tui già rồi, làm gì ra tiền. Cũng may là còn chế độ liệt sĩ 1,2 triệu đồng/tháng của ba nó để lại mới cầm cự được mạng sống của nó mấy năm nay”, bà Trúc nói như khóc.

Trong đầu chỉ có... lịch chạy thận

Cư dân của xóm chạy thận không chỉ từng ngày chung sống với nỗi đau đớn thể xác, mà trong thâm tâm họ còn phải chịu đựng những nỗi niềm vì đang phải sống bám vào người thân, vào sự nhiệt tình không mong báo đáp của bác sĩ, vào máy móc, vào những tấm lòng từ nhiện...

Có người chỉ cách quê vài ba chục cây số nhưng cả năm trời mới được nhìn thấy ngôi nhà, vì cuộc sống phải bám lấy những chiếc máy lọc thận. Hầu như trong mỗi người bệnh không còn khái niệm về thời gian, trong đầu họ chỉ tồn tại lịch chạy thận. Đối với hầu hết những người bệnh đang chạy thận ở đây, ngày về của họ rất mịt mù...

“Ba bữa Tết, cả xóm gom góp làm mâm cơm, mua bánh kẹo cúng tất niên mừng năm mới rồi cùng chúc mừng nhau sống thêm một tuổi. Năm nay chúng tôi lại sắp được chúc mừng tuổi mới. Nói thì nói vậy chứ cũng chưa chắc...”, câu nói bỏ lửng của một cư dân xóm chạy thận đang trong giai đoạn cuối đã làm lòng tôi đau thắt suốt chặng đường về.

Nhưng những người đang chăm sóc bệnh nhân ở đây thì không nghĩ vậy, còn nước còn tát, họ vẫn nuôi hy vọng từng ngày cho người thân dù biết là rất mong manh. Có người sau nhiều năm bám trụ với xóm chạy thận cùng người bệnh, tiền bạc cũng đã cạn kiệt, tranh thủ lúc rảnh rỗi đi dạo khắp bệnh viện lượm vỏ chai nhựa gom góp bán kiếm chút tiền xoay xở.

“Khổ thân con gái tôi, thời gian đầu tắm táp nó còn ngại, giờ bị bệnh quá rồi nên không ngại ngùng gì nữa, cứ “tự nhiên” như đàn ông. Mới đầu còn ăn kiêng nhưng muốn ăn kiêng phải có tiền để chọn món, giờ thì cứ ăn liều cơm mắm. Mỗi người bệnh ở đây, ngoài tiền chạy thận hằng tháng, tiền thuốc men các loại tốn gần triệu đồng”, bà Trúc xót xa.

Ở xóm chạy thận hiện nay có 3 bệnh nhân trẻ chưa lập gia đình, trong đó có một trường hợp rất đau lòng, đó là cậu sinh viên quê ở Hoài Nhơn. Mới học hết năm nhất trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3 TP. Hồ Chí Minh thì phát hiện mình bị bệnh thận. Hoảng quá, nghĩ quẩn, tắt máy điện thoại suốt một tuần, bỏ trường bỏ bạn ra đi mà không biết về đâu, đã có lúc em định tìm đến cái chết. Bạn bè thông báo cho gia đình rồi đi tìm, sau khi tìm thấy liền đưa em đi chữa bệnh tại TP. HCM. Nhưng vì chi phí tốn kém quá nên bố mẹ đưa em về quê chữa trị.

Hoặc như chị Đinh Thị Hon (23 tuổi) ở huyện Kbang (Gia Lai), chạy thận đã 8 năm. Bị gia đình bỏ rơi, chị Hon sống nhờ sự giúp đỡ các đoàn từ thiện, bà con xóm thận và lượm ve chai để kiếm tiền.

4160447921
Chị Đinh Thị Hon đãi gạo nấu cơm

Chị Nguyễn Thị Thủy quê ở TX. An Khê (Gia Lai), người được xóm chạy tận yêu thương đặt cho cái tên là “Thủy cười” bởi chị đi đến đâu cũng mang nụ cười cho cả xóm. “Vào đây rồi ai cũng đối mặt với cái chết, thôi thì vui cười mà sống chứ buồn đau thêm mệt mỏi”, chị Thủy bộc bạch.

Từ tứ xứ, những người chạy thận quây quần, tối lửa tắt đèn có nhau như chòm xóm láng giềng ở quê. Ở nơi mà lằn ranh giữa sự sống và cái chết như sợi chỉ mong manh, tình người lại thêm bền chặt. Họ chia sớt cho nhau miếng cơm, ly nước, viên thuốc, bôi cho nhau chút dầu gió lúc trở trời...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

400 người tìm kiếm nạn nhân lật thuyền trên lòng hồ thủy điện Sơn La

Sáng 20/4, gần 400 người tìm kiếm 2 nạn nhân vụ lật thuyền trên lòng hồ thủy điện Sơn La nhưng chưa thấy tung tích.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm