| Hotline: 0983.970.780

Facebook mất hiệu lực bảo vệ thông tin khách hàng

Thứ Năm 22/03/2018 , 11:05 (GMT+7)

Hãng Facebook hiện đang hứng chịu nhiều áp lực từ các nhà làm luật Anh và Mỹ liên quan tới hoạt động khai thác dữ liệu của Cambridge Analytica.

Nhiều ý kiến cho rằng, cách thức xử lý khủng hoảng của Mark Zuckerberg quá tệ và yêu cầu ông nên từ chức

Hôm 21/3, Facebook- mạng xã hội khổng lồ thu thập dữ liệu cá nhân của khoảng một phần tư nhân loại đã bị tố cáo, chỉ trích gay gắt việc tiết lộ thông tin cá nhân của 50 triệu người dùng đã bị khai thác trái phép trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016.

Theo báo Christian Science Monitor, cả Quốc hội và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) hiện đang điều tra scandal đánh mất bảo mật của Facebook, đồng thời cho biết, nhân loại có thể mong đợi “chương mới” về bảo vệ sự riêng tư cho cuộc cách mạng số thường được gọi là "dữ liệu lớn".

Giới chuyên gia công nghệ số cho hay, đối với bất kỳ quốc gia nào, không riêng gì Mỹ đều đang cố gắng tìm ra sự cân bằng giữa sự bí mật và tính minh bạch của dữ liệu cá nhân, ví như khả năng nhận diện khuôn mặt của người mua sắm.

Theo đó, không chỉ có Facebook mà chính phủ cũng có xu thế này nhằm trở thành những nhà cung cấp dữ liệu lớn nhất để kiếm lợi nhuận. Mặt tích cực đối với xã hội của vấn đề này là việc thu thập dữ liệu mở nhằm mục đích ngăn chặn hoặc bắt giữ những kẻ khủng bố, tội phạm lừa đảo và những đối tượng ấu dâm.

Tuy nhiên điều quan trọng là "quyền riêng tư" đối với những vụ vi phạm dữ liệu cá nhân người sử dụng thì cũng cần phải có các điều khoản, chế tài mới bởi các quy tắc hiện tại vẫn chưa đủ rõ ràng khi các dữ liệu được tiêu huỷ trong việc nhắm cử tri vào mục đích chính trị. Bởi vì bất cứ ai đã trả lời các câu hỏi cá nhân về các cuộc điều tra dân số địa phương, thành phố hay thị trấn đều biết rằng, những thông tin đó có thể được sử dụng, hoặc lạm dụng vào mục đích chính trị…

Xu thế là sự giám sát hàng loạt "dữ liệu xã hội" sẽ tăng lên, đồng nghĩa với nó là sự thừa nhận rằng sự riêng tư là điều cần thiết đối với các cá nhân để thể hiện sự độc đáo hoặc cá tính của họ. Chuyên gia David Anderson, nhà bình luận của Anh về luật chống khủng bố từng viết: "Nếu không có sự riêng tư, các khái niệm như nhận dạng, nhân phẩm, tự trị, độc lập, trí tưởng tượng và sự sáng tạo sẽ khó thực hiện và duy trì”.

Vì vậy, nhiệm vụ là tìm một trọng tài đáng tin cậy có thể cân bằng sự riêng tư và các lợi ích khác, như vấn đề an ninh và hoạt động kinh doanh. Và liệu Facebook có thể xây dựng lại sự tin tưởng đó? Hoặc tương lai của nó sẽ phụ thuộc vào các quy tắc mới từ FTC và Quốc hội? Việc tìm kiếm sự bảo vệ quyền riêng tư hiện vẫn đang là một cuộc chiến, nhằm đảm bảo niềm tin vẫn tồn tại, song hành với lợi ích cho người dùng thời đại số hóa.

Theo Reuters, trước đó Facebook đã từng bị nhiều cáo buộc trong việc không tôn trọng thông tin cá nhân của người dùng. Vào năm 2011, Trung tâm bảo vệ thông tin điện tử (EPIC) từng yêu cầu FTC điều tra Facebook vì những hành vi định hướng người dùng với những thông tin nhạy cảm, như công khai danh sách bạn bè của họ một cách tùy tiện.

Hãng Facebook hiện đang hứng chịu nhiều áp lực từ các nhà làm luật Anh và Mỹ liên quan tới hoạt động khai thác dữ liệu của Cambridge Analytica.

Cụ thể, Facebook trả tiền cho khoảng 270.000 người dùng để tham gia vào một buổi khảo sát nhỏ. Họ phải tải về smartphone một ứng dụng mang tên "thisisyourdigitallife" nhằm kiểm soát, kiểm tra hành vi lướt Facebook. Vụ bê bối thu thập thông tin của công ty Cambridge Analytica đã thổi bay 40 tỷ USD của Facebook và 4,9 tỷ USD của cá nhân ông chủ Mark Zuckerberg.

Theo báo The New York Time, Facebook đã tạm thời phong tỏa tài khoản của Cambridge Analytica cùng với những người dùng có liên quan đến vụ việc nhằm tìm giải pháp đối phó.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.