| Hotline: 0983.970.780

Gần 1.770 tỷ đồng dạy nghề cho lao động nông thôn

Thứ Bảy 16/01/2010 , 13:09 (GMT+7)

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, dự kiến sẽ có 1.770 tỷ đồng được đầu tư để dạy nghề cho 430.000 lao động nông thôn năm nay.

Lớp dạy nghề sửa chữa máy may công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Thái Bình.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, dự kiến sẽ có 1.770 tỷ đồng được đầu tư để dạy nghề cho 430.000 lao động nông thôn năm nay.

Ưu tiên tỉnh khó khăn, hoặc đã có đề án

Văn phòng Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết một 1/3 số tiền đầu tư dạy nghề khoảng hơn 500 tỷ đồng dùng để đầu tư cho các trung tâm dạy nghề mới thành lập năm 2009-2010.

Số tiền này sẽ được đầu tư với mục tiêu mỗi tỉnh có ít nhất một trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư toàn diện với mức đầu tư từ 9-12 tỷ đồng; trong đó ưu tiên đầu tư cho 30 trung tâm dạy nghề thuộc các huyện có tỷ hộ nghèo từ 30-50%, hoặc thuộc 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo.

Dự kiến, Tổng cục Dạy nghề cũng sẽ dành 20 tỷ đồng để phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề; gần 18 tỷ đồng phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.

Không phân bổ kinh phí dạy nghề lao động nông thôn cho các tỉnh tự cân đối được ngân sách.

Việc triển khai thực hiện các mô hình thí điểm, thực hiện đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc đối tượng chính sách, thuộc diện hộ nghèo, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế được chi hơn 130 tỷ đồng.

Trong phân bổ kinh phí sẽ ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn ở 62 huyện nghèo nhất; các tỉnh đã có đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh giai đoạn 2009-2020; các tỉnh thuộc vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; các tỉnh khó khăn vùng Trung bộ, các huyện ven biển, hải đảo của các tỉnh vùng đồng bằng có số lượng lớn lao động nông thôn có nhu cầu học nghề.

Sẽ có điều tra tổng thể về nhu cầu đào tạo

Theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều cách làm mới, nhiều mô hình hay để đào tạo nghề cho người nông dân và cũng đã có hàng trăm nông dân được đào tạo nghề, song con số đó vẫn còn ít bởi lẽ số lao động nông thôn thất nghiệp vẫn còn khá cao. Riêng khu vực phía Bắc, trong năm 2009 đã có 63.760 nông dân thất nghiệp sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Do người dân nông thôn có nhu cầu đào tạo khá đa dạng, điều kiện “đầu vào” để theo học các khóa đào tạo nghề của người nghèo rất khác nhau, vì vậy cần có mô hình đào tạo nghề phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Ông Nghiêm Trọng Quý, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết điểm mấu chốt quyết định sự thành công của việc đào tạo nghề nông thôn chính là việc đào tạo ngành nghề gì, số lượng bao nhiêu? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự linh hoạt của địa phương.

Theo kế hoạch của Tổng cục Dạy nghề, việc triển khai mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề theo mô hình thí điểm cho 18.000 lao động nông thôn được chia thành 4 nhóm.

Đó là nhóm lao động làm nông nghiệp, dịch vụ ở vùng núi, vùng chuyên canh; nhóm lao động trong các làng nghề ở vùng đồng bằng; nhóm nông dân chuyển nghề sang công nghiệp, dịch vụ ở vùng núi và vùng đồng bằng, trung du; nhóm đánh bắt xa bờ ở các tỉnh duyên hải miền Trung để học sửa chữa máy tàu thủy, chế biến và bảo quản thủy sản.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Nguyễn Tiến Dũng, để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo cho lao động nông thôn, phải nắm được nhu cầu học nghề của lao động ở từng vùng miền, địa phương, gắn với nhu cầu giải quyết việc làm. Bởi nếu không nắm bắt nhu cầu sẽ dẫn đến tình trạng “cái cần không dạy, cái không cần thì dạy”.

Ông Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Khoa học dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề cho biết trước mắt, Viện Khoa học dạy nghề được giao kết hợp với các địa phương để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu xã hội của địa phương, cũng như nhu cầu của chính những lao động được hưởng lợi từ chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn này. Tức là, về cơ bản, tuy địa phương cần linh hoạt quyết định song Bộ cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật chứ không để địa phương loay hoay một mình.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.