| Hotline: 0983.970.780

Gần 99% diện tích nhãn tại Cần Thơ bị nhiễm bệnh chổi rồng

Thứ Ba 17/07/2012 , 09:49 (GMT+7)

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, hiện có 1.598 ha/1.607 ha nhãn (chiếm 98,8%) trên địa bàn bị nhiễm bệnh chổi rồng...

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, hiện có 1.598 ha/1.607 ha nhãn (chiếm 98,8%) trên địa bàn bị nhiễm bệnh chổi rồng, chiếm tỉ lệ cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, số cây bị nhiễm từ 70% trở lên chiếm khỏang 46 % diện tích.

Theo các nhà khoa học, tác nhân gây bệnh chổi rồng hại nhãn là do vi khuẩn thuộc nhóm gamma Proteobacteria gây ra và được một loài nhện lông nhung truyền bệnh và phát sinh thành dịch. Bệnh xuất hiện và lộ triệu chứng trên các lá, chồi non, trên hoa, làm cho các bộ phận này không phát triển được và co cụm lại thành chùm như bó chổi, đọt nhãn bị nhiễm bệnh thường có màu nâu vàng. Khi đó, cây nhãn không tiếp tục phát triển và sẽ dần thoái hóa, khô lại. Bệnh thường xuất hiện trên các giống nhãn tiêu da bò.

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau: Đối với những vùng nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh nặng, bà con không nên đốn bỏ vì nhãn đã được trồng từ rất lâu, mà có thể áp dụng biện pháp ghép với giống nhãn xuồng cơm vàng có chất lượng ngon trên gốc nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh. Tổ chức cắt tỉa cành và phun xịt thuốc trừ nhện một cách đồng loạt và triệt để theo đúng quy trình do Cục Bảo vệ Thực vật khuyến cáo. Nên tổ chức từng nhóm nông dân cùng nhau tỉa cành trên từng vườn theo kiểu cuốn chiếu, không bỏ sót cây bệnh trong vườn nhãn; tùy theo chiều dài của cành và sự nhiễm bệnh, nên cắt sâu trên 40 cm thì khả năng tái nhiễm sẽ ít hơn. Sau khi cắt tỉa nên thu gom tiêu hủy hoặc phun thuốc trừ nhện lông nhung ngay trên đống cành lá vừa cắt.

Sau mỗi lần phun thuốc nên bón phân cho cây ra lá đồng loạt, sau đó tiếp tục phun ngay khi lá non vừa nhú 1 cm, đặc biệt chú ý phun thật kỹ đối với cơi đợt thứ 2, thứ 3 đã trổ cành lá xum xuê. Nếu có một số cành, lá mới ra tiếp tục bị nhiễm thì phải cắt bỏ triệt để vì mầm bệnh và nhện còn tồn tại. Nếu có nhãn trồng xen với chôm chôm trong vườn thì nên phun thuốc trừ nhện cho cả cây chôm chôm, để phòng tái nhiễm.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm