| Hotline: 0983.970.780

Sơ kế 4 năm dạy nghề theo Quyết định 1956

Gắn chặt nông thôn mới

Thứ Năm 08/05/2014 , 10:03 (GMT+7)

Đó là những nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội nghị sơ kết công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn diễn ra sáng 5/5.

* Xây dựng hệ thống khuyến nông thành trung tâm dạy nghề nông nghiệp

* Sớm sửa đổi Quyết định 1956

Hội nghị diễn ra tại Hà Nội và do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì.

15-34-43_img_2496
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu tại hội nghị

DẤU ẤN THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

Bắt đầu từ năm 2012, Bộ NN-PTNT được giao thêm nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT thay vì chỉ phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH xây dựng danh mục, chương trình, cơ chế, chính sách dạy các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và thường xuyên như trước đây.

Với phương châm “chậm nhưng chắc, không chạy theo số lượng”, qua 4 năm triển khai thực hiện Đề án 1956, mặc dù chưa đạt được kết quả như mong đợi, song dấu ấn để lại trong công tác dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT vô cùng đậm nét.

Ông Nguyễn Minh Nhạn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT) cho biết: Thực hiện Thông báo số 230 của Văn phòng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 30 ngày 12/12/2012 giữa các Bộ, Bộ NN-PTNT đã hoàn thành xây dựng các chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và chế biến. Đặc biệt, công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT, hỗ trợ thị trường, dịch vụ đạt được kết quả tốt.

Trong đó, chuyên trang “Tư vấn - Dạy nghề” trên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức thông tin, tuyên truyền có hiệu quả về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT. Nhiều bài viết đã giới thiệu, phản ánh đa dạng các kinh nghiệm, mô hình dạy nghề, học nghề hiệu quả trên cả nước.

Từ tháng 6/2012, chuyên trang đã mở chuyên mục “Nhịp cầu nhà nông” đăng tải các thông tin mua bán, nông, lâm, thủy sản tào điều kiện cho nông dân kết nối với các DN trong việc SX hàng hóa và tiêu thụ nông sản, được đông đảo LĐNT đón nhận.

Cùng với Báo Nông nghiệp Việt Nam, các chuyên mục “Mách nghề nông nghiệp” trên kênh VTC16, chuyên đề “Đào tạo nghề cho LĐNT” trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, chương trình “Chuyện làm giàu của nhà nông” trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam và “Mách nghề cho nông dân” trên hệ VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đem lại kết quả rất tích cực trong việc tư vấn, hỗ trợ, kết nối người nông dân trước, trong và sau quá trình học nghề nông nghiệp.

Về kết quả đào tạo nghề, theo báo cáo tổng số lao động được học nghề nông nghiệp là trên 200.000 người, trong đó có gần 79.000 lao động nữ (chiếm xấp xỉ 39%).

Trong tổng số gần 189.000 LĐNT đã học xong, có trên 166.000 người đã có việc làm hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng cho năng suất, thu nhập cao. Vui mừng hơn nữa khi trong số đó có gần 7.000 lao động được DN tuyển dụng vào làm. Sau học nghề, có hơn 18.000 lao động đã được DN bao tiêu sản phẩm và 954 người sau học xong cảm thấy đủ kiến thức, tay nghề đã thành lập HTX, DN.

GẮN DẠY NGHỀ VỚI TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP

Mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng cũng tại Hội nghị này bản thân Bộ NN-PTNT, Bộ LĐ-TB-XH và lãnh đạo các địa phương đều thẳng thắn nhìn nhận một thực tế là chương trình đào tạo nghề cho LĐNT vẫn còn rất nhiều bất cập.

Điển hình nhất là tình trạng chạy theo số lượng đào tạo, học viêc phải đi học những ngành nghề không phù hợp, ít ứng dụng được vào thức tế. Thậm chí, một số địa phương bị lung túng công tác triển khai dẫn đến sự chồng chéo trong điều hành, chỉ đạo.

15-34-43_2
Dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT cần gắn chặt với quy hoạch xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệp (một lớp dạy nghề chăn nuôi thú ý)

Ông Lê Trọng Quảng - PCT UBND tỉnh Lai Châu thẳng thắn cho rằng, chương trình đào tạo nghề cho LĐNT chưa đạt được như mong muốn do còn mang nặng tính hình thức, phong trào, chưa xuất phát từ quy hoạch phát triển SX của từng địa phương.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: “Dù hệ thống khuyến nông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về chứng chỉ và nghiệp vụ sư phạm, nhưng việc dạy nghề cho nông dân có nhất thiết phải cấp chứng chỉ hay không? Theo tôi, phải định hướng hệ thống khuyến nông thành trung tâm dạy nghề nông nghiệp dài hạn cho đất nước, trung tâm dạy nghề chịu trách nhiệm dạy các nghề kỹ thuật chứ các nhà trường không thể cử cán bộ về xã dạy nghề nông nghiệp mãi được”.

“Lai Châu chúng tôi gần như 90% là làm nông nghiệp, hiện đang có lợi thế về cây cao su, cây chè và một phần là lúa chất lượng cao vậy mà các đơn vị dạy nghề cứ đi dạy nuôi công, nuôi trĩ, sửa chưa xe máy… là việc làm mang hơi hướng manh mún, nhỏ lẻ.

Trong khi đó, vừa rồi Lai Châu có hơn 200 ha cao su tiểu điền đến tuổi khai thác không có đơn vị nào tới dạy người dân cách cạo mủ nên bà con phải sang tận Trung Quốc nhờ người sang dạy. Do đó, tôi đề nghị tới trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhất thiết nên có mục dạy nghề. Nhiều khi trên cứ bảo dưới lồng ghép nhưng thực sự có những cái không thể lồng ghép được”, ông Lê Trọng Quảng đề xuất.

Đại diện Bộ LĐ-TB-XH, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi một lần nữa khẳng định việc giao công tác dạy nghề nông nghiệp về Bộ NN-PTNT là hoàn toàn đúng đắn. Ông Phi tâm sự, bản thân các Trung tâm Dạy nghề hiện nay trong quá trình dạy nghề vẫn thuê cán bộ khuyến nông, nông nghiệp sang giảng dạy nghề nông nghiệp.

Theo ông Phi, nước ta có hệ thống khuyến nông hùng hậu, rất mạnh nếu tận dụng được để hỗ trợ công tác dạy nghề nông nghiệp thì vô cùng đáng quý. Nhưng cái khó quy định đào tạo nghề xong phải cấp chứng chỉ, phải có giáo viên có chứng chỉ sư phạm.

Yêu cầu này, ngành khuyến nông, nông nghiệp chưa đáp ứng được, trong khi đó các Trung tâm Dạy nghề đáp ứng được đầy đủ nhưng lại thiếu kiến thức, kỹ thuật chuyên môn về lĩnh vực chuyên ngành này.

Trước những yêu cầu đặt ra từ thực tế quá trình triển khai chương trình dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương cần phải làm quyết liệt và đúng mức hơn nữa. Quan điểm của Bộ NN-PTNT là dạy nghề nông nghiệp không thể dạy chay mà phải gắn chặt với mô hình, với quy hoạch xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trong đó, những năm sắp tới tập trung mạnh vào việc đào tạo máy, thuyền trưởng, chăn nuôi, thú y, dẫn tinh viên vì hiện nay lĩnh vực này đang yếu nhất trong các mắt xích của ngành nông nghiệp.

“Mục tiêu của nước ta phấn đấu đến năm 2020 chỉ còn khoảng 10 triệu người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và mục tiêu của Đề án 1956 đến năm 2020 đào tạo được khoảng 1,6 triệu LĐNT. Như vậy, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết mình, song cần phải đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, phân loại người học để đạt được hiệu quả cao nhất. Qua đó, thực hiện thành công mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra”, Bộ trưởng Cao Đức Phát.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất