| Hotline: 0983.970.780

Gắn kết doanh nghiệp

Thứ Sáu 01/11/2013 , 11:00 (GMT+7)

Vụ lúa ĐX 2013-2014, tỉnh Kiên Giang dự kiến xây dựng 14 mô hình CĐML SX lúa theo hướng VietGAP với quy mô diện tích 1.524 ha.

Vụ lúa ĐX 2013-2014, tỉnh Kiên Giang dự kiến xây dựng 14 mô hình CĐML SX lúa theo hướng VietGAP với quy mô diện tích 1.524 ha. Điểm mới năm nay là sự gắn kết giữa DN và nông dân trong thực hiện CĐML, từ cung cấp giống, vật tư đầu vào đến bao tiêu sản phẩm.

Nhằm mục đích ổn định thị trường đầu ra cho nông dân trồng lúa, tạo thương hiệu lúa gạo XK, UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng vùng lúa nguyên liệu XK gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Theo đó, yêu cầu bắt buộc là DN tham gia XK phải xây dựng vùng nguyên liệu của riêng mình. Phương án liên kết giữa DN XK gạo và người SX lúa trên cơ sở liên kết “4 nhà”. Các DN sẽ liên kết với tổ hợp tác hoặc HTX theo hình thức và nội dung mô hình CĐML để đầu tư SX và tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân.


DN có lợi thế về vốn, NM chế biến, kho chứa nên khi gắn kết với nông dân làm CĐML sẽ góp phần nâng cao chất lượng, giá trị lúa gạo

Trong hợp đồng quy định DN ký hợp đồng tiêu thụ với tổ hợp tác hoặc HTX theo một trong các hình thức: Ứng trước vốn, vật tư và giống, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại lúa gạo; bán vật tư và giống thu tiền và mua lại lúa gạo; hợp đồng tiêu thụ lúa gạo theo hình thức đặt hàng.

Hợp đồng tiêu thụ lúa cần xác định mua lúa theo giá sàn hoặc giá thị trường, phương thức giao nhận, kèm theo yêu cầu chất lượng gạo… Còn đối với HTX, tổ hợp tác có trách nhiệm vận động xã viên, tổ viên tham gia và thực hiện hợp đồng; thực hiện các điều khoản trong hợp đồng về ứng vốn trước hoặc mua vật tư, cơ cấu giống, yêu cầu kỹ thuật SX, chất lượng hàng hóa, giá cả, phương thức giao nhận và thanh toán.

Trên cơ sở quy hoạch vùng lúa nguyên liệu XK giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch triển khai chương trình xây dựng CĐML, đến nay ngành chức năng đã giao cho 9 DN đầu mối XK gạo trên địa bàn tỉnh, mỗi DN từ 500 - 3.000 ha, tùy năng lực.

Cụ thể, Cty TNHH MTV Thương mại - Du lịch Kiên Giang 3.000 ha, Cty TNHH MTV XNK Kiên Giang 2.000 ha, Cty CP Kinh doanh nông sản Kiên Giang 1.500 ha, Cty CP Nông lâm sản Kiên Giang 2.000 ha, Cty TNHH TM Kiên An Phú 500 ha, Cty TNHH Lương thực Thuận Phát 500 ha, Cty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ Kiên Giang 500 ha, Cty CP Nông lâm nghiệp Phan Minh Kiên Giang 3.000 ha, Cty TNHH Khang Long 500 ha. Đây sẽ là điều kiện, tạo sự gắn kết giữa DN với nông dân, phát triển CĐML.

Không chỉ ký kết với nông dân, mới đây Cty CP Nông lâm nghiệp Phan Minh Kiên Giang còn tạo điều kiện cho 60 hộ nông dân nghèo không có đất SX (xã Nam Thái A, huyện Hòn Đất) nhận khoán đất từ quỹ đất của Cty để trồng lúa theo mô hình CĐML.

Theo đó, bình quân mỗi hộ được giao khoán 2,5 ha, thời hạn giao khoán là 5 năm. Trong quá trình SX, Cty Phan Minh sẽ đầu tư giống, phân bón, bơm tát và tất cả các khoản chi phí SX khác, người dân sẽ hoàn trả cho Cty vào cuối vụ. Toàn bộ sản lượng lúa hàng hóa của các hộ nhận giao khoán sẽ được Cty Phan Minh ký kết hợp đồng bao tiêu.

Ông Phù Khí Nguyên, PGD Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, vụ ĐX 2013-2014 Trung tâm được giao nhiêm vụ triển khai CĐML theo hướng VietGAP ở các huyện trọng điểm về SX lúa của tỉnh, với tổng diện tích trên 15.000 ha.

Khi tham gia mô hình CĐML nông dân sẽ được tập huấn kỹ thuật canh tác 2 lần/vụ, được hỗ trợ 5.000 đồng/kg lúa giống (mức chênh lệch giữa giá lúa thường và lúa giống cấp xác nhận) và 600.000 đồng/ha đầu tư phân bón, vật tư khác…

Các DN đăng ký tham gia đầu tư vật tư đầu vào cho nông dân thực hiện CĐML gồm có Cty CP Phân bón Bình Điền, Nhà máy Phân bón Đại Nông, Cty BVTV Sài Gòn… Về đầu ra, hiện các DN kinh doanh lúa gạo đã đăng ký bao tiêu cho nông dân tổng diện tích lên đến 5.000 ha.

“Sắp tới, ngành nông nghiệp, công thương sẽ làm việc cụ thể với các DN để phân chia địa bàn ký kết bao tiêu, tùy thuộc vào cơ sở, nhà máy chế biến của DN ở địa phương nào sao cho thuận tiện việc gioa nhận lúa hàng hóa giữa nông dân và DN”, ông Nguyên cho biết.

Một nét mới trong chương trình CĐML ở Kiên Giang năm nay là mô hình không chỉ phát triển ở những huyện chuyên canh 2, 3 vụ lúa/năm mà còn lan rộng ra cả vùng lúa - tôm ở các huyện vùng U Minh Thượng do Cty CP BVTV An Giang triển khai.

Nếu như những vùng chuyên canh có lợi thế về SX lúa cao sản, lúa thơm thì vùng lúa tôm lại có ưu thế về các giống lúa đặc sản địa phương, lúa hữu cơ SX theo quy trình sạch, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất