| Hotline: 0983.970.780

Gan lợn bổ sung sắt và vitamin A, giúp 'dưỡng huyết, minh mục'

Chủ Nhật 14/08/2016 , 08:28 (GMT+7)

Gan lợn là món ăn lý tưởng để bổ dưỡng cơ thể, chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt và thị lực giảm sút, Đông y gọi là có công dụng “dưỡng huyết, minh mục”.

09-03-52_trng-22-2
Gan lợn rất giàu sắt và vitamin A

 

Để cung cấp đầy đủ sắt và vitamin A cho cơ thể, người ta cần chú ý lựa chọn và sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều hai chất này, trong đó gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng là một trong những thứ đầu bảng.

Theo dinh dưỡng học hiện đại, gan lợn chứa nhiều protein, nguyên tố vi lượng và các vitamin, trong đó sắt và vitamin A là hết sức phong phú, các thức ăn khác không thể sánh được.

Người ta ước tính trong 100g gan lợn có chứa tới 12mg sắt. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gan lợn vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng dưỡng huyết, bổ can, minh mục, rất thích hợp với các chứng can âm huyết hư gây ra tình trạng hai mắt bị khô, nhìn mờ, thị lực giảm sút, chứng khí huyết hư tổn dẫn tới suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh...

Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, can và mắt có quan hệ chặt chẽ với nhau, can khai khiếu ra mắt, cho nên việc dùng gan động vật để phòng chống các bệnh về mắt là rất hợp lý. Đây cũng là biểu hiện sinh động của thuyết “dĩ tạng bổ tạng, dụng hình trị hình” (lấy tạng bồi bổ tạng, lấy vật hữu hình chữa bệnh hữu hình).

Khi ăn gan lợn nên lưu ý: tuyệt đối không được ăn quá nhiều vì hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao, có thể  gây các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, đặc biệt là những người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn; không ăn gan lợn cùng với vitamin C (gan xào giá đỗ) vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị ôxy hóa hết và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.

Cần chế biến gan lợn sạch và chín, có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến; nên kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của beta caroten nhiều nhất, khi vào cơ thể, beta caroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A.

Ngoài ra, caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng... giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể. 

Gan lợn cũng là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị bệnh, gan sẽ chứa nhiều virut và độc tố gây bệnh.

Món ăn thông dụng: Gan lợn 500g, trứng gà 2 quả, bột gạo 30g, dầu thực vật 150g, gia vị vừa đủ. Gan lợn rửa sạch, thái miếng dày chừng 5mm, trứng gà lấy lòng đỏ trộn đều với gan lợn và gia vị, ướp trong 30 phút rồi rắc bột gạo lên và bóp đều. Đổ dầu vào chảo, phi hành tỏi cho thơm rồi bỏ gan lợn vào, đun to lửa, đảo đều cho chín, cho thêm hành cắt đoạn và gia vị vừa đủ, ăn nóng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm