| Hotline: 0983.970.780

Gánh nặng thuế phí ở Việt Nam cao nhất khu vực

Thứ Tư 05/09/2012 , 08:49 (GMT+7)

Ngoài việc chịu "thuế lạm phát" hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.

Ngoài việc chịu "thuế lạm phát" hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.

Tại bản Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố, các tác giả đã chỉ ra rằng tỉ trọng các khoản thu từ thuế và phí đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Dẫn quyết toàn ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, bản báo cáo cho hay, tổng thu ngân sách nhà nước khá ổn định trong giai đoạn 2007-2011, vào khoảng 29% GDP, nếu chỉ tính thu từ thuế và phí thì con số này là 26,3%.

Khi loại trừ dầu thô, số thu còn khoảng 21,6% GDP, tuy nhiên, thu từ dầu thô lại đang có tỉ trọng ngày càng giảm dần trong tổng thu ngân sách nhà nước, từ khoảng 6,9% GDP trong năm 2007 xuống còn chưa đầy 3,1% GDP trong năm 2011. Hay nói cách khác, tỉ trọng các khoản thu ngoài dầu thô đang tăng.


Trong các nguồn thu ngân sách, thu thuế chiếm tỉ trọng lớn nhất

Mức thu thuế và phí (trừ dầu thô) của Việt Nam hiện nay đang rất cao so với các nước khác trong khu vực - các tác giả khẳng định. Cụ thể, trung bình trong 5 năm gần đây, nếu tỉ lệ thu thuế phí/GDP của Việt Nam trên 20% thì ở Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia xấp xỉ 15,5%, Philipines 13%, Indosia 12,1% và Ấn Độ chỉ 7,8%.

Tuy nhiên, với ước tính sơ bộ của năm 2010 và 2011 tỷ lệ này vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, thậm chí gia tăng từ 22,6% lên 24,4%. Tác giả bản báo cáo đưa ra nhận định, ngoài việc chịu "thuế lạm phát" hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.

Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng, bên cạnh thuế thu nhập, Việt Nam còn áp dụng nhiều khoản thuế cao khác đánh vào tiêu dùng như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu. Ngoài ra, các khoản chi phí không chính thức phải trả cũng ở mức cao.

Dẫn kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011, các tác giả chỉ ra thực tế, mặc dù đã giảm nhưng vẫn có tới hơn 52% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ phải chi trả dưới dạng tiền lót tay cho các cán bộ hành chính địa phương, 7% số doanh nghiệp phải chi trả tới hơn 10% tổng thu nhập của họ cho các khoản chi phí không chính thức.

Mặc dù, tham nhũng nhỏ có biểu hiện giảm nhưng tham những lớn lại có xu hướng tăng. Liên quan đến khía cạnh này, có tới 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước cho biết việc chi trả hoa hồng là phổ biến.

Thuế cao khuyến khích các hành vi gian lận thuế

Theo đánh giá của bản báo cáo, tổng mức thu thuế/GDP cao ngoài việc hạn chế khả năng tích lũy, giảm đầu tư phát triển thì còn khuyến khích các hành vi gian lận về thuế.

Đề cập đến hiện tượng chuyển giá gần đây của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), báo cáo dẫn số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, chiếm khoảng 20% GDP trong toàn nền kinh tế nhưng các doanh nghiệp FDI lại chỉ đóng góp trên dưới 10% tổng thu ngân sách nhà nước. Nhiều doanh nghiệp trong khu vực này liên tục báo lỗ nhưng lại xin mở rộng đầu tư.

Chính việc để mức thuế suất cao hơn so với các nước trong khu vực đã tạo động cơ hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận ra ngoài nhằm hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.

Các tác giả cũng lưu ý, tổng thu thuế và phí của nước ta chủ yếu đến từ 3 nguồn chính: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu. Trong khi các hạng mục thuế khác giảm thì tỉ trọng thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu lại tăng mạnh.

Bản báo cáo cảnh báo, việc phụ thuộc lớn vào những nguồn thuế này, khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết WTO thì mức độ thâm hụt ngân sách của Việt Nam có thể trầm trọng hơn trong những năm tới.

(Theo DT)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm