| Hotline: 0983.970.780

Gạo đỏ và lúa lai B-TE1 trên đất Quảng Bình

Thứ Tư 04/06/2014 , 09:32 (GMT+7)

Tại Quảng Bình, người nông dân cũng rất phấn khởi đón nhận những giống lúa mới do Cty CP TCty VTNN Nghệ An cung cấp.

Ông Võ Doãn Dực, Chủ nhiệm HTX Hoành Vinh, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh bộc bạch: “Đây là vụ thứ hai chúng tôi gieo trồng một số giống lúa mới do TCty VTNN Nghệ An cung cấp, cho thấy kết quả tuyệt vời. Nhìn chung giống nào cũng cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt”.

Chỉ vào đám ruộng lúa tốt bời bời, trĩu bông sắp tới kỳ thu hoạch, ông Dực nói: “Đây các anh xem, giống lúa gạo đỏ này (hạt gạo có màu đỏ tươi), năng suất rất cao, trung bình 3,5 tạ/sào (7 tấn/ha). Loại này gạo rất ngon, giá thóc tới 9.000 đ/kg”.

Đã giữa trưa, nắng nóng, ông Trương Văn Hiền, TGĐ TCty vẫn lội ruộng thăm lúa. “Một số giống mới của TCty được đưa vào trồng thử nghiệm tại CĐM ở đây, tôi muốn xem kết quả thế nào, có xứng đáng với kỳ vọng của TCty và bà con không”, ông Hiền chia sẻ.

Bóc những hạt gạo bóng mẩy ra khỏi hạt lúa, ông Hiền nói: “Giống lúa đỏ có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo cấy thuận lợi cả vụ ĐX và HT. Sức nảy mầm, sức sống của mạ rất tốt, thời gian trổ nhanh, cứng cây, bộ lá đẹp, chống đổ tốt, độ thuần ổn định, chống hạn và rét khá, năng suất thực thu cao hơn nhiều giống lúa khác. Đặc biệt, gạo đỏ cho cơm dẻo, bùi, trong thành phần của gạo có hàm lượng sắt cao nên ngoài chức năng là thực phẩm còn là dược liệu, có hiệu quả với những người có bệnh béo phì và tiểu đường”.

Ông Võ Doãn Dực thừa nhận: “Thực ra chúng tôi làm cũng chưa gieo cấy đúng quy trình kỹ thuật lắm, chứ nếu làm đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thì năng suất lúa còn cao hơn nữa. Bà con nông dân thấy giống lúa mới của TCty VTNN Nghệ An có nhiều ưu điểm hơn các giống khác, nên đăng ký trồng nhiều; một số người còn tự để giống giành cho vụ sau”.

Tuy nhiên, theo ông Hiền thì bà con không nên để giống, vì sẽ cho năng suất và chất lượng không bằng giống nguyên chủng. “Bà con yên tâm, chúng tôi cam kết cung cấp đầy đủ, kịp thời giống lúa cũng như vật tư mà bà con yêu cầu, bảo đảm chất lượng tốt nhất, với quan điểm đầu tư đồng bộ, hiệu quả trong SX”, ông Hiền nhấn mạnh.

Trước khi diễn ra hội thảo về các giống lúa của TCty, hàng chục cán bộ gồm lãnh đạo Sở NN-PTNT Quảng Bình, lãnh đạo Huyện ủy - UBND huyện Quảng Ninh, xã An Ninh cùng với các cán bộ HTXNN trên địa bàn và một số bà con nông dân đã đi thăm CĐM trồng khảo nghiệm và trình diễn các giống lúa do TCty cung ứng: VTNA2, giống lúa đỏ và giống lúa lai B-TE1.

Cánh đồng của HTX Thống Nhất được quy hoạch ngay hàng thẳng lối, ô tô có thể đi đến từng chân ruộng. Tất cả đều trầm trồ trước những thửa ruộng lúa tốt, cây cứng khỏe, trĩu bông vàng rực, chỉ qua cảm quan bình thường cũng đã thấy được năng suất rất cao.

Theo giới thiệu của cán bộ kỹ thuật, B-TE1 là giống lúa lai (Cty Bayer lai tạo, SX tại Ấn Độ) có bộ lá đứng, cứng cây, kháng sâu bệnh khá, nhất là đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá. Giống có tỷ lệ nảy mầm cao, từ 90 – 95%, khả năng đẻ nhánh khỏe và tập trung, trổ đồng loạt, số hạt trên bông lớn. Mức đầu tư phân chuồng thấp hơn từ 1 - 5 tạ/sào so với giống lúa khác. Bình quân có 8 bông/khóm, số hạt chắc đạt 140 hạt/bông, năng suất dự kiến gần 73,5 tạ /ha.

Ông Văn Anh Thuyết, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quảng Ninh cho biết: “Qua trồng khảo nghiệm, cho thấy những giống lúa của TCty VTNN Nghệ An cung cấp phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Quảng Bình. Từ thực tế đó, tôi nghĩ rằng giống lúa của TCty sẽ có tương lai tốt không chỉ trên đất Quảng Bình mà còn ở nhiều địa phương khác”.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm