| Hotline: 0983.970.780

Gạo Mường Lò từng bước xây dựng thương hiệu

Thứ Tư 27/03/2013 , 13:11 (GMT+7)

Từ lâu hạt gạo Mường Lò (Yên Bái) nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc, bởi thế người ta có câu ca: “Muốn ăn gạo trắng nước trong/ Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”.

Từ lâu hạt gạo Mường Lò (Yên Bái) nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc, bởi thế người ta có câu ca: “Muốn ăn gạo trắng nước trong/ Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”.

Tuy nhiên, hạt gạo Mường Lò chưa trở thành thương hiệu để người tiêu dùng cả nước biết đến. Để vào được các siêu thị và thị trường lớn, hạt gạo Mường Lò phải đội cái tên khác. Điều đó là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương cũng như những người làm nông nghiệp nơi đây...


Người nông dân Mường Lò vui mừng trước cánh đồng trồng giống lúa đặc sản JO1 
năng suất cao

Cánh đồng Mường Lò rộng gần 3.000 ha, trong đó diện tích ruộng nước nằm trên địa bàn huyện Văn Chấn 1.500 ha, TX. Nghĩa Lộ trên 700 ha. Đây là vùng đất dốc tụ được kiến tạo từ triệu triệu năm trước do Ngòi Thia và hàng chục dòng suối lớn nhỏ chở phù sa từ trên các sườn núi bồi đắp lên cánh đồng. Nhiệt độ giữa ngày và đêm nơi đây chênh lệch nhau khá lớn, giờ nắng nhiều tạo điều kiện cho cây lúa tích luỹ được năng lượng, nhất là nguồn nước trong sạch của các con suối khiến cho hương vị của hạt gạo Mường Lò thơm ngon và đậm đà hơn.

Với những ưu đãi của thiên nhiên, nên nhiều giống lúa khi bén duyên trên mảnh đất này đều trở lên nổi tiếng, trong đó phải kể đến các giống lúa: Hương Chiêm, ĐS1, J01, Séng Cù...Mỗi năm người dân trên cánh đồng Mường Lò SX chừng 30.000-32.000 tấn lúa các loại, chỉ riêng các loại lúa đặc sản khoảng 3.000 tấn. Một vựa lúa khổng lồ, nơi SX lúa đặc sản tập trung lớn của vùng Tây Bắc.


Ông Trịnh Khắc Nhân quyết tâm xây dựng thương hiệu gạo Mường Lò

Bà Lê Thị Kim Hoa- Trưởng phòng Kinh tế TX. Nghĩa Lộ:

Chúng tôi rất trăn trở với hạt gạo Mường Lò. Mấy năm nay thị xã đã mời gọi nhiều DN tới cùng chúng tôi xây dựng thương hiệu gạo Mường Lò. Trên cơ sở lợi ích từ cây lúa cùng với sự góp sức của DN thì việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn chuyên SX những giống lúa đặc sản mang thương hiệu Mường Lò là không quá khó khăn...

Số lúa hàng hoá mỗi năm người dân Mường Lò cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 tấn, trong đó có 3.000 tấn lúa đặc sản: Hương Chiêm, Séng Cù, ĐS1, JO1 (người dân gọi JO1 là Ngọc Sương).

Ông Trịnh Khắc Nhân- chủ DN Nhân Thu chuyên kinh doanh lương thực ở TX. Nghĩa Lộ cho biết: Mỗi năm gia đình tôi thu mua và bán ra thị trường khoảng 1.000 tấn gạo. Trong đó gạo ĐS1 200 tấn, Séng Cù từ 70-100 tấn, Ngọc Sương 100 tấn, Hương Chiêm 200 tấn... Chất lượng gạo Mường Lò không thua kém gạo Điện Biên, nhất là hai loại gạo ĐS1, Ngọc Sương thì không đâu sánh bằng gạo SX từ cánh đồng Mường Lò. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) mỗi năm nhập của DN từ 500-600 tấn gạo đặc sản để cung cấp cho các siêu thị ở Hà Nội và các thành phố lớn...

Điều mà ông Nhân trăn trở: Hạt gạo Hương Chiêm của Mường Lò nhiều năm nay phải đội tên gạo Điện Biên mới ra được thị trường lớn. Đấy là có những DN mua gạo Hương Chiêm từ DN Nhân Thu sau đó họ đóng vào bao gạo Điện Biên.

Tại sao hạt gạo của mình ngon là vậy mà phải đội tên người khác mới bán được là sao? Chính vì thế mà DN Nhân Thu quyết tâm xây dựng thương hiệu gạo Mường Lò. Doanh nghiệp đã làm hồ sơ gửi Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bản quyền cho các loại gạo: Hương Chiêm, Séng Cù, ĐS1, JO1...Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu gạo Mường Lò được khách hàng chấp nhận là việc làm cần có thời gian và có sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn...

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm