| Hotline: 0983.970.780

Gặp ông tướng "bốn tại chỗ"

Thứ Ba 07/09/2010 , 10:00 (GMT+7)

Năm 2009, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ biên cuốn sách “Vận dụng phương châm bốn tại chỗ trong phòng chống thiên tai”,...

Tướng Nguyễn huy Hiệu tham gia cứu nạn tại Quảng Ngãi năm 1999

Khi tôi khi đọc cuốn sách này, không chỉ đón nhận ở phần kinh nghiệm đúc kết của một vị tướng làm nên phương châm bốn tại chỗ có tính khoa học, chiến lược và thực tế cao mà còn đón nhận ở phần 2 cuốn sách những tấm lòng biết ơn của đồng bào đồng chí các vùng thiên tai bão lũ, đã được đội quân tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...

 Tôi nhớ năm 1999, lũ lụt trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định). Người ta đã dùng từ đại hồng thủy để mô tả về sự tàn phá kinh hoàng của trận lũ này, cả 100 năm mới thấy một lần. Ông Lê Huy Ngọ là Bộ trưởng kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW, Ban chỉ đạo có các thành viên của các Bộ ngành tham gia, trong đó lực lượng quân đội có Ủy ban tìm kiếm cứu nạn Quốc gia do trung tướng Nguyễn Huy Hiệu là Chủ nhiệm Ủy ban.

Cùng với Bộ trưởng Lê Huy Ngọ về Quảng Nam, Quảng Ngãi… chỉ đạo địa phương phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đồng bào trong cơn đại hồng thủy, trung tướng  Nguyễn Huy Hiệu đã mở đường trên biển, trong sóng to bão lớn, để tìm ra phương án giúp dân. Từ Quảng Ngãi trở về, ông Hiệu cảm nhận được sự mất mất quá lớn  của đồng bào vùng lũ bão, phần do công tác lãnh đạo của các địa phương còn chủ quan, chưa có các phương án chủ động phòng chống lụt bão, thiệt hại này chẳng khác gì khi ra trận người chỉ huy không có chiến lược và các phương án tác chiến, dẫn đến sự thương vong cho đồng đội. Vốn là người anh hùng của chiến trường Quảng Trị những năm chiến tranh ác liệt, ông Hiệu nghĩ, giờ đây chiến đấu chống thiên tai cũng phải có phương châm chủ động đối phó mới hạn chế được thương vong. Trong ý nghĩ của vị tướng của thời trận mạc, lóe lên bốn phương châm tại chỗ. 

Ban đầu khi đề xuất phương án không phải lãnh đạo nào, địa phương nào cũng làm theo vì chưa qua thực tế kiểm chứng. Thế là từ năm 2000-2003, Ủy ban tìm kiếm cứu nạn Quốc gia đã phải tổ chức diễn tập 4 phương châm này tại các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Nam Định, Đồng Tháp, Điện Biên và Vũng Tàu. Kết quả diễn tập và thực tế qua các năm phòng chống lụt bão ở các vùng miền đã minh chứng, phương châm bốn tại chỗ là: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Phương châm này có tính khoa học và thực tiễn cao, trở thành phương châm mang tính chiến lược trong phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn của Việt Nam.

10 năm sau trận đại hồng thủy năm 1999, cũng là 10 năm cả nước thực hiện PCLB, cứu hộ cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ thành công, hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra. Năm 2009, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ biên cuốn sách “Vận dụng phương châm bốn tại chỗ trong phòng chống thiên tai”, sách do NXB Quân đội ấn hành với số lượng trên 2000 cuốn đã không đáp ứng nổi nhu cầu của các nhà lãnh đạo và nhân dân, vì thế năm 2010 sách đã được tái bản hàng ngàn cuốn. 

Một ngày giữa tháng 8/2010, nhà văn Lê Hoài Nam mời tôi đến dự buổi giới thiệu ra mắt cuốn sách Bến sông tuổi thơ. Hóa ra người nguyên mẫu của cuốn sách này là thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu. Sau buổi giới thiệu sách, ban tổ chức và ông Hiệu định mời khách về thăm quê hương của Bến sông tuổi thơ, nhưng dự định ấy không thành, vì ngay buổi chiều hôm đó ông phải về lo chỉ đạo vì nghe tin bão lớn sẽ đổ về các tỉnh ven biển phía Bắc. 

Trong buổi gặp gỡ hôm đó, tôi được trò chuyện với ông Hiệu trực tiếp. Thì ra ông không chỉ là nguyên mẫu trong cuốn sách Bến sông tuổi thơ mà ông còn là nguyên mẫu trong vở kịch Đại đội trưởng của tôi nổi tiếng thời chiến tranh của nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm. Ngày ấy đoàn văn công Trường Sơn đoàn 559 công diễn tới cả trăm lần vở kịch  Đại đội trưởng của tôi phục vụ bộ đội ở chiến trường. Lính trẻ chúng tôi “mê” vị "đại đội trưởng của tôi" lắm, ai ngờ  nguyên mẫu ấy đang trò chuyện với tôi hôm nay. Lại nữa trong suốt 10 năm tuyên truyền cho phương châm bốn tại chỗ phòng chống lụt bão và cứu hộ cứu nạn, hôm nay tôi mới được trực tiếp trò chuyện thân tình với tác giả của phương châm bốn tại chỗ. 

Và tôi khi đọc cuốn sách này, không chỉ đón nhận ở phần kinh nghiệm đúc kết của một vị tướng làm nên phương châm bốn tại chỗ có tính khoa học, chiến lược và thực tế cao, còn đón nhận ở phần 2 cuốn sách những tấm lòng biết ơn của đồng bào đồng chí các vùng thiên tai bão lũ, đã được đội quân tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và chính người anh hùng Nguyễn Huy Hiệu bất chấp khó khăn nguy hiểm, đến cứu đồng bào trong bão lụt thiên tai.

Cứ nghe ông Hiệu nói thì người con vùng Nghĩa Hưng (Nam Định) cửa biển quê hương ông cũng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai bão lũ. Người dân luôn răn dạy nhau là phải chủ động chung sống với lũ bão, chủ động phòng chống thiên tai, trước khi có sự ứng cứu của cộng đồng. Ý nghĩ ấy cũng hình thành trong phương châm bốn tại chỗ của ông Hiệu. Chưa hết, theo ông Hiệu kể thì hồi ông chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị trong những năm ác liệt 1968-1973, lúc đó hậu phương chi viện không kịp thời nhưng vì đơn vị đã chủ động cất giấu, dự trữ lương thực để chiến đấu nên đã vượt qua những ngày gian khổ nhất. Khi đó lực lượng của ta mỏng, quân địch rất mạnh, ta không thể cơ động chiến đấu bị động theo quân địch, thế là ông Hiệu đã nghiên cứu thực địa, cài quân yểm chờ đánh địch bất ngờ, nên yếu vẫn thắng mạnh, hạn chế thương vòng trong chiến đấu.

Kinh nghiệm xương máu ở chiến trường được ông Hiệu tâm huyết đúc rút và viết thành phương châm bốn tại chỗ trong phòng chống thiên tai.

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.