| Hotline: 0983.970.780

Ghép tế bào gốc - hy vọng mới cho người bệnh

Thứ Ba 21/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Thành công của ca ghép tế bào gốc khác huyết thống đầu tiên mà Viện Huyết học& Truyền máu Trung ương công bố mới đây đã mở ra hy vọng với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo về máu...

Tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec (đường Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội), từ đầu năm 2014 đã áp dụng ghép tế bào gốc điều trị một số bệnh như đau tủy, liệt do chấn thương cột sống, thoái hóa khớp gối, nhồi máu cơ tim, teo đường mật bẩm sinh.

Bệnh viện hiện đang tiếp tục nghiên cứu ứng dụng phương pháp này chữa các bệnh tự kỷ, bại não.

Cuối tháng 3/2015, ông Mai Thanh Hải (54 tuổi, ở Quảng Bình) bị xơ gan giai đoạn cuối, kèm theo đó là biến chứng suy thận, đái tháo đường tuyp II nhập viện trong tình trạng hôn mê gan, đồng thời xuất huyết tiêu hóa do biến chứng của xơ gan.

Sau khi điều trị ổn định, Bệnh viện Vinmec đã tiến hành ghép tế bào gốc cho ông. Với những hiệu quả ban đầu khi điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Vinmec, ông Hải rất vui mừng thấy sức khỏe có dấu hiệu tiến triển.

Mới đây, Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương công bố tiến hành thành công của ca ghép tế bào gốc khác huyết thống (TBG). Thành công này đã mở ra hy vọng với không ít bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo về máu.

Đáng chú ý là, TBG khác huyết thống được ghép này được sàng lọc trong 900 mẫu lưu trữ tại Ngân hàng TBG máu dây rốn cộng đồng.

Nếu trước đây chưa có ngân hàng này, cơ hội ghép TBG của người bệnh chỉ khoanh vùng hạn hẹp trong phạm vi những người cùng huyết thống, đó là chưa kể xác suất của sự phù hợp và không phù hợp.

Ngân hàng TBG máu dây rốn cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam đã được Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương triển khai từ tháng 5/2014. Tính “cộng đồng” thể hiện ở chỗ TBG máu dây rốn là do người cho tự nguyện hiến tặng và sẽ được sử dụng cho tất cả các bệnh nhân có nhu cầu.

Hiện tại, Viện đã liên kết với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để thu thập các mẫu máu dây rốn đạt tiêu chuẩn tốt nhất về chất lượng và số lượng. Điều này sẽ mở ra một hướng điều trị mới và thêm cơ hội cho các bệnh nhân hiểm nghèo.

Trước đây, ở các nước trên thế giới, đa số dùng mẫu máu dây rốn được ghép cho trẻ em, vì số lượng TBG thu được chỉ đủ đáp ứng cho trẻ, còn với một người lớn có trọng lượng 70kg lại không đủ.

Nhưng qua kinh nghiệm học hỏi từ Nhật Bản, Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương đã cải tiến kỹ thuật để có thể thu TBG đủ ghép cho người lớn, nặng 60 - 70kg.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, TGĐ Bệnh viện Vinmec cho biết: “Vinmec đã điều trị bằng tế bào gốc đối với bệnh tiêu hóa ở trẻ em, cụ thể là teo đường mật bẩm sinh, có kết quả khả quan”.

Được biết, sau gần một năm hoạt động, Ngân hàng TBG đã lưu trữ được gần 1.000 mẫu TBG và có trên 900 mẫu đã được làm xét nghiệm HLA độ phân giải cao.

Viện đã tiến hành đọ chéo HLA của 45 bệnh nhân cần tìm nguồn TBG để ghép và có tới 44/45 người tìm được TBG phù hợp. Như vậy, khả năng tìm kiếm thành công đạt tới 97,8%.

Có 3 nguồn chính lấy TBG gồm dịch tủy xương; TBG máu ngoại vi và máu dây rốn. Đồng thời, có 3 phương pháp ghép TBG là ghép tự thân - lấy TBG từ bệnh nhân ghép cho chính họ; ghép đồng loại - lấy TBG từ người thân để ghép cho bệnh nhân, và ghép cộng đồng - ghép TBG từ người không cùng huyết thống.

Để giữ được TBG cực kỳ tốn kém, cần có kinh phí hoạt động mang tính bền vững cho việc này. 

Viện Huyết học & Truyền máu TƯ dự định sẽ xây dựng ngân hàng giữ khoảng 3.000 TBG, như vậy cả nước sẽ được dùng và lợi ích được tăng lên gấp bội, không chỉ cho các bệnh nhân trong nước mà còn cho cả kiều bào mắc bệnh máu hiểm nghèo…

GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương đầy kỳ vọng: “Từ kết quả thành công này, chúng ta có thể tin tưởng xây dựng được một ngân hàng TBG máu dây rốn cộng đồng ở Việt Nam bằng máu dây rốn hiến tặng, phục vụ cho cả cộng đồng – những người có nhu cầu, ở mọi lứa tuổi, mọi mức cân nặng… phục vụ tốt hơn việc ghép TBG để điều trị những bệnh lý máu hiểm nghèo”.

“Từ tháng 5/2014, chúng tôi hạn chế tối đa việc nhận máu dây rốn dịch vụ, kiên quyết chuyển sang xây dựng ngân hàng TBG máu dây rốn cộng đồng. Cách duy nhất là vận động các bà mẹ khi sinh con hiến máu dây rốn một cách tình nguyện.

Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và làm các xét nghiệm. Chỉ có những mẫu máu dây rốn được hiến một cách tình nguyện đó, chúng tôi mới có thể sử dụng cho người bệnh” (TS Bạch Quốc Khánh – Phó Viện trưởng Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương).

 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm