| Hotline: 0983.970.780

Giá cả trên trời, chất lượng mặt đất

Thứ Hai 08/11/2010 , 11:06 (GMT+7)

Người chăn nuôi heo đã và đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, chủ yếu do giá thức ăn chăn nuôi quá cao. Vấn đề ở chỗ nếu giá cao thì chất lượng cũng phải tương xứng.

Người chăn nuôi heo đã và đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, chủ yếu do giá thức ăn chăn nuôi quá cao. Vấn đề ở chỗ  nếu giá cao thì chất lượng cũng phải tương xứng. Trái lại, phát hiện của NNVN đã cho thấy một sự thật ngược lại. 

GIÁ NHẢY MÚA!

Anh Trịnh Văn Chung, cán bộ kiểm dịch Trạm Thú y huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã dành hẳn 1 ngày dẫn chúng tôi đi khảo sát giá thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Tại đây, nếu năm ngoái tổng đàn heo lên đến trên 30 ngàn, thì nay còn lại 23 ngàn con do người chăn nuôi “cắt đàn” vì không chịu nổi giá cám quá cao. Anh Đặng Văn Đức, chủ đại lý Gia Huỳnh ở tỉnh lộ 6, đưa cho chúng tôi xem danh sách nợ tiền mua cám của người chăn nuôi heo với tổng số gần 2 tỷ đồng, trong đó chỉ riêng bà T. nuôi 20 nái, trên 70 heo thịt hai năm qua nợ đến 426 triệu!

 Theo anh Đức, ngoài các loại cám heo ngoại như UP (Đài Loan), Con Cò (Việt- Pháp), Hydro (CP Thái Lan) và Nupak ( Đài Loan) đang “tung hoành” về giá thì các loại cám nội của nhiều DN trong nước ở Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM .. như Thành Lợi, Nguyên Phong.. cũng chạy theo cho “bằng chị bằng em”. Vào tháng 12/2009, nếu mỗi bao cám ngoại dùng cho heo con khoảng 270-280.000 đ/bao 25 kg; cám nội bình quân 200.000 đ/bao thì đến nay tất cả đều tăng 20-30.000 đ/bao, cứ mỗi lần tăng đều na ná nhau cỡ 4- 5.000 đ/bao, trong đó giá cám ngoại bao giờ cũng cao vút.

“Cám ngoại đắt vậy, nhưng khi mua cũng phải mang xe đến hãng xếp tài trả tiền mặt , thiếu 100 ngàn họ cũng quẳng bao cám xuống, còn cám trong nước lép vế hơn, họ đem ký gửi với múc giá thấp nhất, mình bán bao nhiêu thì tùy, nhưng phải thấp hơn cám ngoại khoảng 20-30% trở lên cùng loại. Điều này cho thấy giá cám ngoại đang dẫn dắt thị trường, còn giá cám nội chủ yếu ăn theo”- ông Đức nói.

Chị Tư, chủ đại lý Bảy Họt ở xã Gia Bình cho hay, một đặc điểm ít ai biết là “ông” cám ngoại tăng giá trước, sau đó mấy “ông” cám nội chạy theo sau. Cứ mỗi lần tăng, đại lý cũng có thắc mắc với họ là chất lượng có được “cải thiện” gì không, thì hầu hết họ đều trả lời chung chung là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, tỷ giá đô-la tăng...nên buộc phải tăng. Thế nên, cũng giống như ông Đức, chị Tư đang có hàng chục con nợ là hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ với số tiền nợ xấp xỉ 1 tỷ đồng do họ bán heo nhưng không đủ trả tiền mua cám.

Điều đáng nói, hầu hết người chăn nuôi đều sử dụng cám ngoại khi con heo tách đàn nên các DN nước ngoài tha hồ mà thao túng giá. “Mấy loại cám đã có thương hiệu rồi như UP, Con Cò... thì tăng rất mạnh, như thời điểm đầu tháng 11 này bỗng dưng họ tăng 2 giá, tôi không hiểu lý do gì. Hay tại vàng tăng giá mà giá cám tăng theo cũng nên? Một số người thì nói rằng giá cám tăng do các DN nước ngoài đã cơ bản làm chủ thị trường nên họ muốn tăng bao nhiêu cũng được, đâu có ai làm gì được. Đại lý chúng tôi ở tầng cuối cùng cũng chả biết tin ai”- bà Tư giãi bày.

Ông Võ Thành Hòa ( ấp Bình Nguyên 2, xã Gia Bình) đang nuôi 6 heo nái, và trên 50 con heo thịt, mới vực dậy sau vụ khốn đốn dịch heo tai xanh vừa qua cho hay, mỗi ngày ông tốn 1 triệu đồng tiền cám nên đang còn nợ đại lý Bảy Họt 100 triệu đồng. “Tôi nuôi heo cả chục năm nay, có lỗ cũng phải ráng nuôi vì ruộng đất không có. Do giá cám ngoại cao nên tui sử dụng hạn chế, chỉ cho heo con ăn cám UP, nhưng khi heo từ 60 kg trở lên thì cho ăn cám nội vì giá rẻ hơn. Trước đây, bình quân 1 con heo từ lúc tách mẹ đến khi đạt trọng lượng 90-100kg tạ, chi phí chừng 10 bao cám 25kg, nhưng bây giờ phải hao tốn trên 11- 12 bao mà heo vẫn cứ chậm lớn. Tôi cho rằng chất lượng cám heo đang có vấn đề?”- ông Hòa than thở.

CHẤT LƯỢNG CÓ ĐẢM BẢO?

Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh vừa có kết luận thanh tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi của một số DN bán hàng trên địa bàn tỉnh đã khiến dư luận “choáng váng”, bởi giá bán quá cao trong khi chất lượng có nơi lại không tương xứng, thậm chí một số đơn vị kinh doanh nước ngoài tuy có thương hiệu, tên tuổi nhưng thức ăn làm ra vẫn cứ kém chất lượng. Điều này đã khẳng định nghi ngờ của ông Võ Thành Hòa ở trên là hoàn toàn có cơ sở.

“Chúng ta cần sớm ban hành Pháp lệnh và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, đồng thời cần có các văn bản qui định quản lý thống nhất việc bắt buộc công bố tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm trên bao bì đối với từng loại thức ăn, đặc biệt là mỗi chỉ tiêu chủ yếu, tức định lượng và định tính phải kèm theo phương pháp thử cụ thể” (Ông Vương Quốc Thới, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh)
Theo đó, trên địa bàn tỉnh này có 197 đại lý, cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, chủ yếu nhận hàng từ các DN ngoài tỉnh mang về bán lại cho người chăn nuôi địa phương. Thế nhưng, khi cơ quan chức năng chỉ lấy 20 mẫu thức ăn của 20 đại lý, tức chỉ bằng 10% nhưng đã phát hiện có đến 25% mẫu không đạt chất lượng sau khi đưa đi giám định tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y TW2 TPHCM. Đáng chú ý nhất, cám H2211 ( còn gọi là cám UP) SX ngày 9/9/2010 của Cty TNHH UNI-PRESIDENT VN (100% của Đài Loan, KCN Sóng Thần 2, Bình Dương) dùng cho heo con có chỉ tiêu hàm lượng đạm thấp (-0,2%) so với chỉ tiêu đạm công bố trên bao bì là 20%.

Điều đáng nói, đây là loại cám được người chăn nuôi heo sử dụng phổ thông và hiện cũng có giá cao nhất, ngay từ đầu tháng 11 này, Cty đã tăng giá lên 4.000 đ/bao, tức 310.000 đ/bao (trong khi tại thời điểm 15/12/2009 chỉ có 258.000 đ/bao). Lẽ ra, như “cám UP” đã nâng giá lên thì phải biết bảo vệ thương hiệu, biết bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi thì đằng này DN đã đi ngược lại. Cám tăng giá mà chất lượng lại giảm thử hỏi người chăn nuôi vì sao không bức xúc.

Tương tự, chất lượng cám nội cũng không khá hơn. Chẳng hạn loại thức ăn VIT 1309, SX ngày 28/8/2010 và loại PROFIT A 5303 SX ngày 15/9/2010 của Cty TNHH SXTM Nam Mỹ (Bình Minh, Trảng Bom, Đồng Nai) có chỉ tiêu đạm thấp ( -2,54%) và (-0,37%) so với chỉ tiêu đạm công bố trên bao bì là 17%. Thức ăn PROFITS 5303 thuộc lô 14078090 của Cty TNHH Đại Nhuận (Quận 12, TPHCM) thì hàm lượng đạm cũng thấp ( -0,6%) so với hàm lượng đạm công bố trên bao bì là 16%. Một loại thức ăn khác là DONA 6400S, lô 07042090 SX ngày 16/9/2010 của Cty TNHH MTV Đông Nam (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) có chỉ tiêu đạm thấp đến ( -1,61%) so với chỉ tiêu đạm công bố trên bao bì là 19%..

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm