| Hotline: 0983.970.780

Giá chè chất lượng tăng cao

Thứ Ba 17/01/2012 , 10:57 (GMT+7)

Như thường lệ, giá chè búp khô Thái Nguyên tiếp tục tăng nhanh trong dịp giáp Tết Nguyên đán. Đa phần người làm chè giải thích, đó là hiệu quả tác động của việc quảng bá vị trí và thương hiệu chè Thái trong Liên hoan trà Quốc tế Thái Nguyên - Việt Nam 2011.

 

Với nhiều loại chè như trung du (chè gieo bằng hạt), chè cành nhập nội (Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên…), chè cành LDP1 và TRI 777… người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình những loại chè Thái mà họ yêu thích.

Chị Ma Thị Ngân, một người dân ở tổ 8, phường Tân Thịnh (T.P Thái Nguyên) cho rằng: Chè trung du khi pha, tuy không thơm bằng các loại chè cành nhưng cánh chè dày, đẹp và uống đậm hơn, hương vị cốm truyền thống của loại chè này đã ăn sâu vào tiềm thức thưởng trà của người sành trà và không thể thay thế.

Ngược lại, chị Nguyễn Thu Hằng (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại nhận định chè cành có mùi thơm nồng nàn, vị đậm, rất quyến rũ. Tham khảo thị trường chè, tại các vùng chè đều có đủ loại từ loại thường, loại khá tới loại ngon và loại hảo hạng. Thông thường, chè thường sẽ có giá bán bình quân dưới 100 nghìn đồng/kg, chè khá từ 100-150 nghìn đồng/kg; chè ngon giá 200 nghìn đồng/kg; chè đặc biệt có giá từ 250 nghìn đồng/kg trở lên. Hiện tại, giá mỗi loại chè đã tăng từ 30 đến 70 nghìn đồng/kg.

Điều dễ nhận thấy là thị trường chè đã phản ánh khá chính xác thị hiếu của người tiêu dùng cũng như xu thế lựa chọn phương thức sản xuất của người làm chè ở Thái Nguyên hiện nay. Đó chính là yếu tố quyết định giá trị của sản phẩm. Theo đó, những nhóm hộ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để làm chè thì sẽ nâng cao được giá trị bán. Ông Nguyễn Ngọc Hoà (Giám đốc trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hoá nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên) cho biết, hiện cả tỉnh Thái Nguyên mới có hơn 60 ha chè được cấp chứng nhận VietGap. Sản phẩm chè VietGap làm ra không đủ bán.

Bà Đỗ Thị Hiệp (Chủ nhiệm HTX chè Tân Hương, thành phố Thái Nguyên) cho biết, loại chè do HTX làm theo tiêu chuẩn Quốc tế UTZ Certified thì không đủ để tiêu thụ mà giá luôn cao trên 300.000đ/kg, trong khi đó, cũng các xã viên của HTX nhưng không tham gia làm theo tiêu chuẩn UTZ thì chè bán chậm mà giá thấp hơn nhiều. Ông Hứa Văn Nghĩa (thị xã Bắc Kạn) cho biết, năm nào vào dịp giáp Tết, ông cũng về Thái Nguyên để mua chè làm quà. Theo ông Nghĩa, giá bán không phải là yếu tố quyết định để ông lựa chọn mua mà quy trình sản xuất an toàn được khẳng định uy tín mới là điều người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay.

Thị hiếu sử dụng các sản phẩm chè chất lượng, an toàn của người tiêu dùng đã đẩy giá chè ở các vùng chè nổi tiếng tăng nhanh. Ngược lại, các sản phẩm chè “mạt”, chè “ban”... không những không tăng giá mà còn không có khách mua hàng. Chè Hùng Sơn, La Bằng (Đại Từ), chè Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên), chè Trại Cài (Minh Lập, Hoà Bình, Đồng Hỷ) đến thời điểm này đã tăng lên mức giá biến động từ 250.000 - 600.000đ/kg.

Ông Trần Văn Thắng (xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương) cho biết, so với tháng trước, giá chè đã tăng đã tăng từ 100 – 150 ngàn đồng/kg. Dịp Tết này, gia đình ông còn nhận được nhiều đơn đặt hàng làm chè đinh với giá trên 3 triệu đồng/kg. Tương tự, sản lượng bán các dòng sản phẩm trà đặc sản của nhà máy chè Tân Cương Hoàng Bình trong năm nay đã tăng 1,5 lần so với năm 2010 (xấp xỉ 10 tỷ đồng).

Ông Vũ Dương Bình (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình) cho biết, người tiêu dùng hiện nay sẵn sàng chi mạnh hầu bao để mong nhận được một sản phẩm sạch, hơn là mua một sản phẩm giá rẻ mà không truy nguyên được nguồn gốc. Cùng suy nghĩ như vậy, ông Lê Huy Phúc (Chủ nhiệm HTX chè Tân Thành, xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ) cho biết, giáp Tết, chè VietGap của HTX làm ra bán chạy, giá cao nhưng chè thải loại mọi năm thì còn có người mua, năm nay chỉ bán từ 20 – 30 ngàn đồng/kg vẫn chả ai ỏ ê gì.

Ông Nông Chí Kiên (Cán bộ dự án chè huyện Định Hoá) khẳng định thêm, giá chè Định Hoá luôn thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Tuy vậy, chè Viet Gap Lương Hội của huyện trong dịp Tết năm nay đã nhích lên sát với giá trung bình, với mức 150 – 200 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, giá chè ở các chợ nông thôn trên địa bàn huyện dịp này vẫn không tăng và chỉ đạt mức dưới 50.000đ/kg.

Bà Lê Hoàng Mai (Trưởng phòng trồng trọt - Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên) cho biết, trị trường đã tạo ra và là tín hiệu khả quan để cơ quan quản lý tiếp tục lộ trình khẳng định vị thế và thương hiệu chè Thái. Hết năm 2011, Thái Nguyên có gần 18.200ha chè, tăng 1.141ha so với 1 năm trước. Trong đó có trên 16,6 nghìn ha chè cho sản phẩm, năng suất đạt gần 109tạ/ha, cao hơn năm 2010 gần 2 tạ/ha/năm, sản lượng đạt trên 181 nghìn tấn. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu giống chè để đưa năng suất chè ngày càng tăng cao, dự án chè do Sở NN thực hiện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, khuyến khích họ sản xuất ra những sản phẩm chè an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm