| Hotline: 0983.970.780

Gia đình có 3 Mẹ Việt Nam anh hùng và 12 liệt sĩ

Thứ Sáu 24/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Chỉ trong một gia đình mà có đến 3 Mẹ Việt Nam anh hùng và 12 liệt sĩ như gia đình liệt sĩ Nguyễn Chưng ở thôn Kim Đông, xã Phước Hòa (Tuy Phước, Bình Định), có lẽ không có nhiều trên đất nước ta.

Tiếp bước cha ông

Cụ Nguyễn Chưng (1889) sinh ra ở thôn Kim Đông, xã Phước Hòa, một vùng quê miền sông nước, đất đai canh tác chẳng có là bao.

Thời kháng chiến chống Pháp, hầu hết đất đai ở Kim Đông đều nằm trong tay những người có chức sắc và địa chủ ở địa phương. Lấy lý do đắp đê phục vụ dân sinh, bọn địa chủ, cường hào đã trưng dụng của người dân địa phương 60 mẫu ruộng, chỗ dựa duy nhất cho cuộc sống của họ.

Đê không thấy đắp, chỉ thấy đất của dân bị chúng chiếm đoạt làm của riêng canh tác làm giàu. Không còn ruộng để SX, đói khổ gõ cửa từng hộ dân Kim Đông.

Sớm giác ngộ cách mạng, nông dân Nguyễn Chưng cùng nhiều người thân trong gia đình đứng ra tập hợp nhân dân trong làng đấu tranh với bọn địa chủ, cường hào đòi lại đất cho dân để giành lại sự công bằng. Nhóm người đấu tranh không có tấc sắt làm vũ khí, chỉ có ngùn ngụt sự căm hận làm phương tiện đấu tranh. Trong khi đó, bọn địa chủ, cường hào có sức mạnh vô biên là… tiền. Có tiền, chúng mua được sự bao che của bọn quan lại địa phương.

Thế là cuộc đấu tranh của quần chúng do ông Nguyễn Chưng dấy lên nhanh chóng bị dập tắt. Ông Chưng cùng anh trai bị kết án 6 tháng tù giam, 2 người con trai ông Chưng bị kết án 3 tháng tù giam.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mang đến cho vùng quê nghèo Kim Đông làn gió mới. Ruộng đất trong tay bọn địa chủ, cường hào được chia đều cho dân nghèo, người dân Kim Đông giành lại quyền làm chủ cuộc đời mình. 

Trong thời kỳ này, ông Chưng đứng ra thành lập công đoàn, tổ chức hội nông dân hướng người dân địa phương đi theo hướng canh tác tập thể. Ông còn tự đảm trách công tác “dẫn thủy nhập điền” cho những đám ruộng của bà con trong thôn.

Trong thời gian đảm nhiệm công tác thủy lợi, ông Chưng đã vận động nhân dân xây dựng đê điều để ngăn mặn, giữ ngọt; xây dựng đập dâng đưa nước về cung ứng cho SX.

Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông Chưng bám trụ tại địa phương hoạt động bí mật. Ông có mặt trên mọi trận địa: Treo cờ cách mạng; rải truyền đơn tuyên truyền; làm liên lạc viên; cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bộ đội và nuôi giấu cán bộ hoạt động cách mạng.

Vợ chồng ông Chưng có 8 người con, 7 trai 1 gái. Cuộc sống khó khăn tứ bề, nhưng vợ chồng ông lam lũ làm ăn, tiền nong kiếm được ông dành phần nhiều ủng hộ cách mạng, 1 phần chi phí nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn.

10-12-33_2
Bia tưởng niệm được xây dựng trên nền đất trước đây liệt sĩ Nguyễn Chưng làm chuồng trâu phục vụ việc cày đất làm ruộng

“Hầu hết con cháu của vợ chồng ông Chưng đều tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong số 7 người con trai của ông Chưng có 6 người tập kết ra Bắc sau đó về Nam trực tiếp cầm súng ra chiến trường, 1 người là cán bộ tham gia phong trào cách mạng tại địa phương”, ông Nguyễn Văn Nhâm, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, nói.

Hạt giống tốt

Tinh thần bất khuất của ông Nguyễn Chưng như “cái gai trong mắt” kẻ địch, chúng luôn lăm le muốn nhổ, nhưng bên cạnh ông Chưng còn có sức mạnh của nhân dân nên chúng không thể thực hiện được ý đồ.

Vào ngày 28/3/1966, trong 1 cuộc cùng nhân dân thôn Kim Đông đấu tranh trực diện, ông Chưng đã bị quân địch giết hại. Tấm lòng vì dân vì nước của ông Nguyễn Chưng đã được Nhà nước ghi nhận, truy tặng danh hiệu liệt sĩ vào ngày 24/12/2001.

Cái chết của liệt sĩ Nguyễn Chưng cách đây 49 năm đã như hạt giống tốt được gieo vào mảnh đất màu mỡ, nở ra nhiều hoa trái cách mạng. Lớp lớp con cháu của liệt sĩ Nguyễn Chưng đã lấy sự hy sinh bất khuất của cha, ông làm gương soi và không ngại cống hiến xương máu cho Tổ quốc.

10-12-33_3
Dòng tộc họ Nguyễn xây cầu dân sinh tại thôn Kim Đông lấy tên thường gọi của liệt sĩ Nguyễn Chưng (ông Tường) đặt tên cho cây cầu

“Thời ông nội của tôi là liệt sĩ Nguyễn Chưng dù đói khổ bủa vây nhưng con cháu vẫn được ăn học đến nơi đến chốn. Theo gương đó, lớp con, cháu, chắt sau này ai nấy đều có ý chí vượt khó quyết theo đuổi việc học để có tri thức phục vụ đất nước. 
Trước tinh thần ấy, UBND xã Phước Hòa đã công nhận “Dòng họ hiếu học” cho nhánh họ Nguyễn tại thôn Kim Đông. Tấm giấy chứng nhận tuy nhỏ, nhưng là sự động viên lớn cho con cháu trong gia tộc tiếp tục nối bước cha ông”, cháu nội liệt sĩ Nguyễn Chưng, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Phước Hòa, tâm sự.

Để có ngày đất nước được thống nhất, gia đình liệt sĩ Nguyễn Chưng đã cống hiến cho đất nước 12 liệt sĩ. Đó là liệt sĩ Nguyễn Chưng và 2 người con trai, 1 người con dâu và 8 người cháu nội. Có 3 người trong gia đình liệt sĩ Nguyễn Chưng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.

Đó là mẹ Lê Thị Mười (vợ liệt sĩ Nguyễn Chưng) có 3 người thân là chồng và 2 con trai hy sinh vì Tổ quốc; mẹ Trần Thị Lưỡng, con dâu của liệt sĩ Chưng, bản thân mẹ cũng là liệt sĩ và là mẹ của 2 liệt sĩ khác; và mẹ Huỳnh Thị Thử, cũng là con dâu của liệt sĩ Chưng có chồng và 2 con đều là liệt sĩ.

Ngoài ra, còn nhiều con cháu khác của liệt sĩ Nguyễn Chưng  đã cống hiến 1 phần xương máu cho Tổ quốc, đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh và nhiều người được Nhà nước tặng huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Sau ngày đất nước thống nhất, các thành viên trong gia đình liệt sĩ Nguyễn Chưng tiếp tục tham gia trong mọi lĩnh vực công tác với cương vị lãnh đạo trong công cuộc xây dựng đất nước.

Đặc biệt, các cháu, chắt của liệt sĩ Nguyễn Chưng đều học hành thành đạt, người được học thấp nhất cũng đạt trình độ cao đẳng, đặc biệt có người chắt là Nguyễn Duy Minh (1981) lấy bằng tiến sĩ tại Học viện Khoa học ứng dụng Quốc gia Lyon (Cộng hòa Pháp) vào tháng 3/2012, hiện đang công tác tại Pháp.

Cụ Nguyễn Văn Huyến (84 tuổi), hiện đang ở số nhà 111 đường Diên Hồng (TP Quy Nhơn), con trai út của liệt sĩ Nguyễn Chưng, cho biết: “Để tưởng nhớ sự hy sinh xương máu của các bậc tiền nhân và công sinh thành dưỡng dục con cháu nên người, vào ngày 2/9/2011, con cháu trong gia tộc đã lập bia tưởng niệm 12 liệt sĩ và 3 Mẹ Việt Nam anh hùng trong gia tộc Nguyễn Chưng bên cạnh nhà từ đường tại thôn Kim Đông, ngay trên nền đất mà trước kia cha tôi làm chuồng nuôi trâu để cày bừa, làm ruộng”.

Chủ tịch UBND xã Phước Hòa Nguyễn Văn Nhâm cho biết thêm: “Trong công cuộc xây dựng đất nước, tộc họ liệt sĩ Nguyễn Chưng còn đóng góp nhiều cho địa phương như: Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn liên xóm và xây dựng các công trình phúc lợi tại thôn Kim Đông.

Riêng con trai út của liệt sĩ Nguyễn Chưng là ông Nguyễn Văn Huyến đã trích tiền 60 năm tuổi Đảng của mình tặng cho Hội Khuyến học xã và tặng 5 chiếc xe đạp cho các cháu nhà nghèo học giỏi trong thôn. Học bổng này được ông Huyến duy trì nhiều năm sau”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm