| Hotline: 0983.970.780

Giá đường năm 2016 tăng 30%

Thứ Năm 19/01/2017 , 15:01 (GMT+7)

Theo báo cáo mới nhất từ Văn phòng Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường thế giới tính đến tháng 12/2016 tăng 30% so với đầu năm.

Vụ sản xuất 2016/17 là vụ thứ 2 liên tiếp sản xuất đường thiếu hụt so với nhu cầu, dẫn đến giá đường hồi phục.

Tính trung bình/năm, so với năm 2015, giá đường thô tăng từ 14,90 cents/lb lên 19,20 cents/lb (tăng 29%). Giá đường trắng tăng từ 373,25 USD/tấn trong 2015 lên 498,13 USD/tấn năm 2016 (tăng 33%).


Giá đường thế giới năm 2016 tăng 30%
 

Trong nửa đầu tháng 12/2016, giá đường giảm đến mức thấp nhất trong vòng 6 tháng, nhưng phục hồi nhanh ngay trong tuần cuối của năm 2016. Giá đường thô đầu tháng là 18,7 cents/lb, sau đó giảm còn 17,8 cents/lb, nhưng đến cuối tháng lại lên tới 19,20 cents/lb, dẫn đến giá trung bình tháng là 18,49 cents/lb, giảm 1,80 cents/lb (giảm 8,9%) so tháng trước.

Giá đường trắng cũng diễn biến tương tự, đầu tháng là 512,70 USD/tấn (23,26 cents/lb), sau giảm còn 484,55 USD/tấn (21,98 cents/lb) ngày 14/12, rồi được phục hồi 521,10 USD/tấn (23,64 cents/lb) vào ngày làm việc cuối cùng của năm 2016.

Tính về trung bình/tháng, chỉ số giá giảm còn 502,67 USD/tấn (22,80 cent/lb), ngược hẳn trong khi tháng 11 là 549,10 USD/tấn (24,91 cents/lb).

Chênh lệch danh nghĩa giá đường trắng và đường thô giảm trong tháng 12, từ 101,85 USD/tấn xuống 95,02 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của 3 năm (82,47 USD/tấn). Gần như cả tháng 12, sắc thái của thị trường đã bị tác động bởi sự thanh lý liên tục các quỹ đầu cơ có lợi thế lớn.

Tại Brazil, kết quả sản xuất từ đầu vụ (tháng 4/2016 đến 16/12/2016) cao hơn vụ trước cả về mía ép, sản lượng đường và tỷ lệ thu hồi đường. Lượng mía ép: 588,846 triệu tấn, sản lượng đường: 35,059 triệu tấn, tỷ lệ thu hồi đường: 133,87 kg đường/1 tấn mía.

Đáng chú ý là lượng mía dành cho sản xuất đường chiếm 46,69% tổng số mía ép, cao hơn tỷ lệ 41,23% của vụ trước. Xuất khẩu đường các loại của Brazil đạt 28,933 triệu tấn trong năm 2016, tăng 27,93% so năm 2015. Riêng tháng 12, xuất khẩu 2,599 triệu tấn, giảm 8,6% so cùng kỳ năm 2015.

Tại Ấn Độ, đến 31/12/2016, có 462 nhà máy đường hoạt động, giảm so 481 nhà máy so với cuối năm 2015, đã sản xuất 8,090 triệu tấn đường, tăng nhẹ so cùng kỳ năm trước.

Do tiêu thụ giảm 500.000 tấn trong 3 tháng (từ tháng 10 đến tháng 12) nên trong niên vụ 2016/17 khó có thể đạt mức tăng trưởng tiêu dùng 2% (dự báo 25,5 triệu tấn), thậm chí còn thấp hơn mức 24,8 triệu tấn năm trước.

Tại trị trường Trung Quốc, Hiệp hội Đường Trung Quốc dự báo sản lượng đường tăng 15,1%, lên mức 10 triệu tấn (vụ trước 8,702 triệu tấn) và vẫn thấp xa so với nhu cầu. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới trong 2016/17, dù Chính phủ đã xuất bán 398.000 tấn đường dự trữ quốc gia ra thị trường. Tổng lượng đường nhập khẩu trong 2 tháng đầu vụ sản xuất này là 250.000 tấn, giảm 369.900 tấn so với năm trước (619.900 tấn).

Riêng Thái Lan, tính đến cuối tháng 12 sản lượng đường là 564.425 tấn, giảm 457.575 tấn so với cùng kỳ năm trước (1,022 triệu tấn). Dự báo sản lượng đường 2016/17 giảm 3% do hạn nặng nhất trong hơn 2 thập kỷ.

Còn Mỹ dự báo sản lượng đường 2016/17 đạt 9,342 triệu tấn, tăng 3,9% so vụ trước. Trong đó, sản lượng đường mía là 3,971 triệu tấn, tăng 101.000 tấn, sản lượng đường củ cải cũng tăng 252.000 tấn nên dự kiến nhập khẩu sẽ ít hơn trong 2016/17.

Tại EU, thu hoạch củ cải đường đạt đỉnh. Trong tháng 12, Ủy ban Châu Âu phát hành một bản cập nhật cân đối đường dự kiến sản xuất trong 2016/17 lên tới 16,633 triệu tấn.

Ủy ban này cũng vừa công bố giá đường xuất xưởng theo bình quân gia quyền trong tháng 10/2016 thuộc hạn ngạch kinh doanh. Giá này lên tới 470,0 EUR/tấn, cao nhất kể từ tháng 9/2014.

Tính đến hết năm 2016, Nga sản xuất đạt 5,5 triệu tấn đường, tăng so 5,3 triệu tấn cùng kỳ năm trước. 54 trong số 74 nhà máy đường vẫn đang hoạt động. Ngành đường Nga kỳ vọng sản lượng bội thu tới 6,0 triệu tấn trong vụ 2016/17 và đất nước tự cung cấp đủ đường, thậm chí có thể xuất khẩu 500.000 tấn trong 2016/17.

 

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

'Ghim' một đời, 'trọn' khoảnh khắc cùng DOJI

Cưới hỏi là trái ngọt của chặng đường tình yêu đôi lứa mà ở đó, nhẫn cưới là một tín vật thiêng liêng khiến khoảnh khắc sánh đôi trở nên trọn vẹn.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.