| Hotline: 0983.970.780

Giá đường "thượng đỉnh"

Thứ Sáu 12/11/2010 , 09:53 (GMT+7)

Ít ai ngờ, giá đường đang tăng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia kinh tế và các DN nhận định, giá đường sẽ khó hạ do dự trữ đường quốc tế rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vàng và đô-la tăng đột biến. Ngoài ra, lượng đường tiêu thụ năm nay rất cao.

* Mức giá kỷ lục sẽ "neo" lại, tạo ra mặt bằng giá mới?

Ít ai ngờ, giá đường đang tăng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia kinh tế và các DN nhận định, giá đường sẽ khó hạ do dự trữ đường quốc tế rất thấp.

Tại thị trường Hà Nội, theo tìm hiểu của PV ở các đại lý và cửa hàng nhỏ, giá đường tinh luyện đóng gói đã leo cao tới 2.4000 – 2.5000đ/kg. Ở các siêu thị bán đường bình ổn giá, mặc dù tình trạng người dân đổ xô đi mua đường bình ổn giá không náo nhiệt như thị trường TP.HCM, nhưng lượng đường tiêu thụ trong vòng một tuần trở lại đây cũng tăng vọt bất thường.

Hôm qua, tại siêu thị Fivimart – một điểm bán đường bình ổn giá nằm trên đường Lý Thái Tổ (Quận Hoàn Kiếm), các quầy bán đường gần như trống trơn. Giá đường trắng Biên Hòa tinh luyện bán tại đây hiện vẫn giữ nguyên ở mức 21.900đ/kg. Các nhân viên bán hàng cho biết, do giá đường bình ổn giá thấp hơn thị trường bên ngoài từ 2-3 nghìn đồng/kg nên trong hơn một tuần nay, lượng khách hàng mua đường tập trung về đây với số lượng rất lớn, với mức tiêu thụ mỗi ngày trên 120kg – tăng khoảng 30-40% so với lượng tiêu thụ bình thường.

Mặc dù vậy, hiện nguồn đường bình ổn giá tại các siêu thị tại Hà Nội vẫn khá dồi dào, nên tình trạng người dân xếp hàng tranh mua không diễn ra như nóng bỏng như TP.HCM. Nhận định về diễn biến giá đường trong thời gian tới, nhiều DN cho rằng, ít nhất từ nay đến Tết Nguyên đán, giá đường trong nước sẽ rất khó có khả năng hạ thấp hơn mức hiện tại.

Nguyên nhân chủ yếu, theo bà Phạm Thị Sum – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Mía đường Biên Hòa đánh giá thì ngoài việc giá vàng và đô-la tăng đột biến trong thời gian qua, hiện đang vào vụ tiêu thụ đường trong nước, và đặc biệt là lượng đường tiêu thụ năm nay rất cao. Riêng lượng đường bán ra của Cty CP Mía đường Biên Hòa trong tháng 10/2010 đạt hơn 17 nghìn tấn – tăng gấp đôi lượng bán ra so với cùng kỳ năm 2009. Bên cạnh đó, hiện lượng đường dự trữ quốc tế đang hết sức khan hiếm do hầu hết các cường quốc SX đường như Thái Lan, Braxin... đang mất mùa, khiến việc NK đường của các DN hết sức khó khăn.

Bà Sum cho biết năm 2010, Cty CP Mía đường Biên Hòa được cấp hạn ngạch NK 30 nghìn tấn đường. Tuy nhiên đến thời điểm này, Cty mới chỉ NK được một đợt với chưa đầy ½ hạn ngạch cho phép do giá đường thế giới đang ở mức cao chưa từng thấy.

 Bà Huỳnh Bích Ngọc – GĐ Cty cổ phần SX-TM Thanh Thành Công (TP.HCM) chuyên NK phân phối đường tại Việt Nam cũng cho biết, không chỉ giá đường cao mà việc tìm nguồn NK cũng rất khó khăn. Hiện Cty này cũng mới chỉ NK được ½ lượng đường trên tổng số 5.000 tấn cho phép theo hạn ngạch. Trong khi đó, các Cty NK cũng cho biết giá đường giao chậm tháng 3/2011 tại các sàn giao dịch đường quốc tế hiện tại vẫn đang ở mức hơn 30 cent/poal, tương đương hơn 800 USD/tấn.

Ông Đoàn Xuân Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại NLTS – NM (Bộ NN-PTNT) dự báo năm 2010, sản lượng đường của Việt Nam dự kiến vẫn sẽ đạt xấp xỉ 1 triệu tấn, không giảm nhiều so với năm 2009. Tuy nhiên, việc NK đường theo hạn ngạch năm 2010 hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện các DN mới chỉ NK chưa tới ½ (trong tổng số 300 nghìn tấn) lượng đường được cấp hạn ngạch do nguồn hàng khan hiếm. Vì vậy, mặc dù giá đường NK của Thái Lan và nhiều nước về Việt Nam đã đội lên trên 1.000 USD/tấn, nhưng giá đường thời gian tới sẽ vẫn rất khó hạ thấp hơn.

Cuối tuần qua, Bộ NN-PTNT cùng với Bộ Công thương cũng đã có cuộc họp nhằm thống nhất phương án giao hạn ngạch NK đường cho các DN năm 2011. Theo đó, hai Bộ đồng tình với chủ trương công bố hạn ngạch NK của các DN ngay từ đầu năm 2011. Mặc dù hiện giá đường trong nước đang tăng cao, song quan điểm của Bộ NN-PTNT cũng như Bộ Công thương là sẽ không tăng hạn ngạch NK đường cao hơn so với năm 2010 do SX mía đường trong nước năm 2011 vẫn được mùa. Điều này sẽ giúp nông dân trồng mía có lãi.

+ Theo ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại NLTS-NM thì mặc dù giá đường rất cao nhưng dự đoán, lượng đường trong nước sẽ không bị thiếu hụt do các vùng mía nguyên liệu năm 2010 đều được mùa. Hiện các NM đường khu vực ĐBSCL và Nam Trung bộ bắt đầu vào vụ ép chính. Vì vậy nhu cầu đường phục vụ dịp cuối năm sẽ không đáng ngại. Cty CP Mía đường Biên Hòa khẳng định, có đủ đường cung cấp thoải mái từ nay hết Tết Nguyên đán sắp tới.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm