| Hotline: 0983.970.780

Giá gạo chất lượng cao tăng vùn vụt

Thứ Tư 17/07/2013 , 09:41 (GMT+7)

Trái ngược với sự ảm đạm, thậm chí là tuột dốc trong tháng 5, tháng 6, trong những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên khá nhiều, nhất là gạo thơm và gạo chất lượng cao.

Trái ngược với sự ảm đạm, thậm chí là tuột dốc trong tháng 5, tháng 6, trong những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên khá nhiều, nhất là gạo thơm và gạo chất lượng cao.

Hồi cuối tháng 6, giá các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống tới mức đáng buồn: gạo 5% tấm chỉ còn khoảng 360-370 USD/tấn, gạo 25% tấm 335-345 USD/tấn… Chưa cần so với giá gạo Thái Lan, chỉ cần so với giá gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan, đã thấy một khoảng cách xa vời vợi của gạo ta với gạo các nước này: ngày 29/6, gạo 5% tấm Việt Nam kém gạo cùng loại của Ấn Độ 75 USD/tấn và gạo Pakistan tới 110 USD/tấn (xin nhắc lại rằng cái sự chênh lệch về giá lớn đến như thế này, trước đây chỉ dùng để so sánh với gạo cùng loại của Thái Lan); gạo 25% tấm Việt Nam thua gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan lần lượt là 60 và 80 USD/tấn. Ngay chính Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải thừa nhận rằng “Giá gạo Việt Nam đã tách khỏi mặt bằng giá gạo thế giới và trở thành nguồn cung cấp rẻ nhất”.


Kiểm tra chất lượng gạo XK ở cảng Sài Gòn

Nhưng từ đầu tháng 7 đến nay, giá gạo trắng xuất khẩu các loại không những đã ngưng suy giảm mà còn quay đầu tăng nhanh trở lại. Trong đó, ấn tượng nhất là gạo chất lượng cao. Đến ngày 16/7, giá gạo 5% tấm đã tăng lên tới mức 385-395 USD/tấn, cao hơn hồi cuối tháng 6 tới 25 USD/tấn. Sở dĩ giá gạo chất lượng cao tăng nhanh trở lại, là nhờ các khách hàng từ Trung Quốc và châu Phi đã quay trở lại hỏi mua gạo Việt Nam, và chủ yếu hỏi mua gạo chất lượng cao, khi mà giá gạo cùng loại của Thái Lan vẫn đang ở mức khá cao.

Nhưng giá tăng mạnh nhất trong thời gian qua lại là gạo thơm. Hồi tháng 6, giá gạo thơm Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, và rớt xuống dưới mốc 500 USD/tấn, khi chỉ còn được chào mua ở mức 475-485 USD/tấn vào ngày 21/6. Mức giá này chỉ cao hơn 1 chút so với gạo… 5% tấm của Pakistan (giá ngày 21/6 là 455-465 USD/tấn) và chỉ ngang với gạo 5% tấm của Thái Lan cũng trong ngày hôm ấy. Nhưng chỉ ít ngày sau đó, gạo thơm Việt Nam bắt đầu tăng giá trở lại. Đến cuối tháng 6, đã vượt lên trên mốc 500 USD/tấn để đứng ở mức 515-525 USD/tấn. Sang tháng 7, giá gạo thơm tiếp tục tăng lên và hiện đã ở mức 540-550 USD/tấn.

Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, lúa thơm Jasmine không được trồng trong vụ hè thu, do đó, gạo thơm xuất khẩu hiện nay vẫn là gạo từ vụ đông xuân. Vì thế, việc tăng giá gạo thơm trở lại trong thời gian qua, chủ yếu là nhờ nhu cầu tăng cao ở nhiều thị trường nhập khẩu, nhất là thị trường Hồng Kông. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng gạo thơm xuất khẩu đã chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng lượng gạo đã xuất khẩu, khi đạt 441 ngàn tấn, chiếm 12,66%. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo thơm xuất khẩu trong 6 tháng qua cũng đã có mức tăng đến bất ngờ là 77,8%.

Cũng theo ông Phong, đến ngày 16/7, các doanh nghiệp đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu được 5,6 triệu tấn gạo các loại. Trong đó, 3,65 triệu tấn đã được giao cho khách hàng, đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD. Như vậy, còn gần 2 triệu tấn sẽ được giao hàng từ nay đến cuối năm. Nguồn tin từ một số doanh nghiệp cho biết trong tháng 7 này, sẽ có thêm nhu cầu mới từ khách hàng nước ngoài.

Trong những tháng tới, thị trường gạo thế giới vẫn trong xu hướng sụt giảm, nhu cầu yếu và chậm do cung cấp thừa và tồn kho nơi đến còn nhiều, các nước xuất khẩu được mùa trong khi các nước nhập khẩu truyền thống tăng sản lượng, giảm nhập khẩu. Theo dự báo mới nhất của của Bộ Nông nghiệp Mỹ và FAO, thương mại gạo toàn cầu 2013 giảm 2,56-2,59% so với năm 2012. Tuy nhiên, gạo Việt Nam, nhất là gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn có cơ hội. Hồi tuần đầu tháng 7, Chính phủ Thái Lan đã tuyên bố giảm giá thế chấp thu mua lúa của nông dân từ mức 15.000 baht/tấn xuống còn 12.000 baht/tấn nhằm cắt giảm các khoản lỗ từ chương trình này.

Nhưng trong tuần qua, Chính phủ Thái Lan lại tuyên bố sẽ vẫn giữ mức giá thế chấp là 15.000 baht/tấn. Điều này đồng nghĩa với việc giá gạo Thái Lan sẽ còn tiếp tục bị neo ở mức cao, là cơ hội tốt để gạo chất lượng cao của Việt Nam có thêm được khách hàng. Qua đó, giúp cho lúa hè thu đang được thu hoạch rộ trong tháng 7 này và tháng 8 tới sẽ giữ được giá bán ổn định, thậm chí có thể tăng lên dù không nhiều.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm