| Hotline: 0983.970.780

Giá gạo ở Thái Bình tăng 40 - 50%

Thứ Hai 06/11/2017 , 13:10 (GMT+7)

Một dòng lúa gạo lớn ở khu vực miền Trung và miền Nam đang chuyển dịch ra phía Bắc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân ĐBSH.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Giám đốc Cty TNHH Vật tư nông nghiệp Khang Long (Thái Bình) chia sẻ: Vụ mùa vừa rồi, công ty chúng tôi cung ứng giống, vật tư nông nghiệp cho rất nhiều hộ trồng lúa ở Thái Bình và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Thế nhưng đến cuối vụ, ở nhiều địa phương, công ty không thể thu về một hạt thóc nào. Nếu có thóc thì chất lượng cũng rất thấp, khi xát tỷ lệ gẫy rất cao do bị ngập nước, mọc mầm.

15-08-58_thibinh_2
Chất lượng thóc ở Thái Bình vụ mùa 2017 rất kém do nhiều diện tích bị mưa, ngập, nẩy mầm ngay trên bông

Bản thân Cty Khang Long cũng trực tiếp sản xuất 40ha lúa chất lượng cao tại thôn 3, xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương nhưng gần như không có sản lượng. Trung bình mỗi tháng, xưởng xay xát của Cty cung cấp ra thị trường khoảng 600 tấn gạo, thế nhưng gần một tháng nay, Cty không thể nhập được thóc, máy móc, nhân công thường xuyên ngồi chơi xơi nước.

Ông Hưng khẳng định: Nông dân Thái Bình không có thóc để bán cho đại lý. Nhiều nhà máy xay xát gạo lớn nhất tỉnh cũng phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng vì kho gần như rỗng. Cùng kỳ năm ngoái, giá thóc khô BC15 chỉ khoảng 6.500 đồng/kg nhưng năm nay mua 8.500 đồng/kg mà dân vẫn không bán. Từ tháng 9/2017 trở về trước, giá 1kg thóc khô Bắc thơm số 7 chỉ khoảng 7.500 – 7.900 đồng/kg, nhưng nay đã lên 10.500 đồng mà không thể nhập.

Chưa bao giờ giá lúa Khang dân cán mốc 7.000 đồng/kg. Nhiều địa phương ở miền Bắc mất mùa khủng khiếp. Ngay từ giai đoạn thu hoạch lúa mùa, Cty đã điều động tổng lực phương tiện vào Thanh Hoá, Hà Nam, Nam Định, để mua thóc, tuy nhiên lượng lúa hàng hóa rất khan hiếm, phải đi xe không về.

Một dòng lúa gạo lớn ở khu vực miền Trung và miền Nam đang chuyển dịch ra phía Bắc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân ĐBSH.

Giá gạo ở Thái Bình tăng phi mã

Ông Nguyễn Văn Luân, chủ đại lý gạo Luân Hường ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình (chuyên cung cấp hàng cho các tỉnh phía Bắc), phân trần: Do tác động của mất mùa ở nhiều địa phương miền Bắc khiến sản lượng lúa gạo giảm, khan hàng nên giá bị đẩy lên cao quá. Một tháng tôi đi tầm 1.000 tấn hàng, chủ yếu là gạo Bắc thơm 7 và BC15. Từ trước hôm bão số 10 ập vào, giá gạo ở thị trường miền Bắc tăng lên khoảng 40 – 50%, còn ở thị trường miền Trung và miền Nam, giá gạo nhích lên khoảng 20 – 30%.

“Trước đây, 90% gạo của chúng tôi nhập từ khu vực phía Bắc, 10% nhập từ miền Trung. Nhưng hiện tại, tỷ lệ này bị đảo ngược lại”, ông Luân nói.

“Tôi chắc chắn, trong thời gian tới, giá gạo vẫn tiếp tục tăng cao, thậm chí tăng kịch trần. Bởi năm nay ở khu vực phía Nam, lũ kết thúc muộn hơn, chỉ có lác đác một vài diện tích nhỏ được xuống giống. Dự kiến đến tháng 3/2018, nguồn cung lúa gạo mới dồi dào trở lại. Trong khi đó, thị trường gạo miền Bắc đang phụ thuộc hoàn toàn vào miền Nam”, ông Phạm Ngọc Hưng.

 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm