| Hotline: 0983.970.780

Gia nhập TPP: Ngành chăn nuôi sẽ gặp khó

Thứ Sáu 21/03/2014 , 17:23 (GMT+7)

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam khuyến cáo các nhà đầu tư không nên tiếp tục đầu tư mô hình kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay.

Việc gia nhập TPP của Việt Nam sẽ khiến ngành chăn nuôi có “cửa” cạnh tranh với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của các nước hay không? Câu hỏi này được đặt lên bàn tròn của các chuyên gia đầu ngành tại Hội thảo Triển lãm chăn nuôi ILDEX Việt Nam 2014 tổ chức tại TP.HCM…


Mộc góc triển lãm chăn nuôi ILDEX Việt Nam 2014

Không quá khó để nhận thấy, so với các sản phẩm nông sản khác, ngành chăn nuôi VN được đánh giá “èo uột” nhất khi sức cạnh tranh yếu đến mức “thua ngay trên sân nhà”. Đáng lo hơn, ông Hồ Mộng Hải – chuyên gia Cục Chăn nuôi còn cảnh báo: Sau khi tham gia TPP, mức thuế nhập khẩu bò, thịt gà, heo vào nước ta sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, tức giá thành sản phẩm nhập khẩu sẽ còn giảm xuống. Đây chính là một thách thức rất lớn cho các lĩnh vực chăn nuôi của ta khi năng suất thấp, hiệu quả thấp và giá thành quá cao như hiện nay.

Nhiều năm qua, việc các trang trại và nông hộ chăn nuôi tại nước ta thua lỗ như “cơm bữa” đã trở nên bình thường và theo tính chu kỳ “đến hẹn lại lên”. Nói về thực tế này, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nêu ví dụ: Sau 4 năm triển khai mô hình trang trại chúng ta được gì? Từ năm 2011, nhờ phong trào phát động, kinh tế trang trại thu hút các nhà đầu tư khiến  mô hình này cực kỳ phát triển và đến năm 2012 bước vào tình trạng “dư thừa mạnh mẽ”. Đến nay, kinh tế trang trại đã bị lỗ… 57.000 tỷ đồng! Ông Vang cũng khuyến cáo các nhà đầu tư không nên tiếp tục đầu tư mô hình kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay.


Trong chăn nuôi bò thịt chúng ta phải cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ, Úc, Canada, New Zealand… 

Tại hội thảo, nhiều người đặt vấn đề Việt Nam cần tập trung vào sản phẩm chăn nuôi có lợi thế để hạn chế tác động từ TPP, đặc biệt là phát triển bò thịt và bò sữa. Cụ thể, năm 2012 Việt Nam sản xuất được 293.000 tấn thịt bò. Sự thiếu hụt nguồn cung khiến ngành nông nghiệp phải nhập 180.000 con bò. Đến 2013 Việt Nam sản xuất được 285.000 tấn thịt bò, vẫn thiếu nên phải nhập của Úc 66.000 con với trị giá xấp xỉ 48 triệu USD. Ước tính một ký thịt bò về đến Việt Nam giá khoảng 2,4 USD, trong khi giá thịt bò trên thị trường khoảng 65-75.000 đồng/ký thịt hơi. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng thị trường chăn nuôi bò có vẻ hứa hẹn nhiều hấp dẫn!

Tuy nhiên, theo ông Tống Xuân Chinh - Cục phó Cục Chăn nuôi,  nguyên tắc thương mại là  phải chọn mặt hàng có lợi thế cạnh tranh. Trong chăn nuôi bò thịt cũng như bò sữa, những nước cạnh tranh trực tiếp với chúng ta là Hoa Kỳ, Úc, Canada, New Zealand… chưa kể Thái Lan, nước lân cận, có các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Trong điều kiện thương mại này chúng ta phải hết sức bình tĩnh, giúp bà con nông dân gia tăng sản xuất, giảm giá thành sản xuất thịt bò nhưng phải khẳng định đây là lĩnh vực ít lợi thế. Trở thành thành viên TPP chúng ta sẽ có lợi thế trong việc xuất khẩu hàng nông sản có kế hoạch như gạo, điều, cà phê, cao su và thủy sản.

Ông Chinh cũng cho biết, điều đáng mừng tạo điều kiện tốt hơn cho ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa TPP là Chính phủ vừa có Nghị định 210/2013/NĐ-CP (ban hành ngày 29/6/2013). Nghị định này được cho là một bước ngoặt quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian tới. Theo đó, các nhà đầu tư chăn nuôi sẽ được hỗ trợ bố trí mặt bằng đất, mặt bằng nước ở các khu vực doanh nghiệp đầu tư; hỗ trợ nguồn nhân lực phát triển công nghệ, khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực chăn nuôi; cùng với các quy định rõ các quyền lợi các doanh nghiệp được hưởng cũng như cụ thể hóa cách thức tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp.

ĐẦU TƯ CHO CHĂN NUÔI QUÁ ÍT!

Từ năm 2010, Nghị định 61/2010/NĐ-CP khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tuy nhiên nguồn đầu tư FDI vào nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2012 chỉ đạt 99,4 triệu USD (chiếm 0,61%) trong khi nguồn đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo là 11.702 triệu USD (chiếm 71,58%). Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do đầu tư vào chăn nuôi gặp rất nhiều rủi ro như: sức cạnh tranh thấp, dịch bệnh liên tục, đầu ra thiếu ôn định; VSATTP chưa cao; bảo vệ môi trường chưa tốt… Vì thế, việc tiếp cận và thực hiện tốt Nghị định 210/2013/NĐ-CP sẽ tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi hội nhập tốt hơn khi gia nhập TPP.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm