| Hotline: 0983.970.780

Giá sàn cho sắn

Thứ Năm 23/12/2010 , 14:07 (GMT+7)

Cây sắn (mì) ở Quảng Ngãi từ nửa năm nay đã được DN đưa ra giá sàn với cam kết đảm bảo cho người trồng có lãi ít nhất từ 20-30%.

Cây sắn (mì) ở Quảng Ngãi từ nửa năm nay đã được DN  đưa ra giá sàn với cam kết đảm bảo cho người trồng có lãi ít nhất từ 20-30%.

Không phải ngẫu nhiên trong số hàng loạt giải pháp đã và đang triển khai thực hiện để giữ ổn định cho vùng nguyên liệu, thì việc đưa ra giá sàn cho sắn được DN đặt lên hàng đầu, ông Lê Văn Tươi, Phó TGĐ, Cty Cổ phần Nông sản thực phẩm (CP NSTP) mở đầu câu chuyện.

 Chẳng nói đâu xa, vào vụ thu hoạch năm 2008, tại huyện Minh Long, một trong những "thủ phủ" của sắn ở Quảng Ngãi, với tổng diện tích gần 1100ha, hàng ngàn hộ dân ở đây điêu đứng khi giá sắn củ đạt 30 độ bột giảm xuống chỉ còn 350 đồng/kg. Vì thế hàng loạt gia đình trồng đã chọn giải pháp bỏ sắn “chết sống mặc bay” trên nương rẫy, vườn.

Theo chính quyền xã Thanh An, thì từ năm 2004 khi sắn củ bắt đầu có giá nên diện tích cây trồng này của xã không ngừng tăng lên. Từ chỗ chỉ 50-70ha (chủ yếu là loại sắn gòn) vào những 2000, thì đến vụ 2008 đã lên trên 310ha, chiếm gần 1/3 tổng diện tích sắn của Minh Long, trở thành nguồn thu chính của hơn 80% số gia đình trong xã.

Thế nhưng ngay sau khi giá sắn giảm thảm hại, thì vụ năm sau, ước gần 100 ha đất trồng sắn bị người dân phá bỏ để trồng cây nguyên liệu. Rồi tiếp đến bệnh “chổi rồng” hoành hành, làm độ bột của củ giảm từ 30-60%...dẫn đến diện tích đất trồng sắn toàn tỉnh đã giảm xuống nhanh chóng. Vì thế, để giữ ổn định, tránh sự lên xuống thất thường của sản phẩm cây trồng luôn được DN và các cấp sở, ngành quan tâm.

Ông Lê Văn Xuân (62 tuổi), ở xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, người đã hơn 10 năm gắn bó với cây sắn bộc bạch: Không riêng gì bản thân tôi mà nhiều người làm nông nghiệp khác cũng vậy. Ai cũng muốn gắn bó với một loại cây nào đó mang tính ổn định chứ vừa trồng, vừa phập phồng lo như kiểu “đánh bạc” thì khổ lắm.

Là đơn vị hiện đóng vai trò chủ lực trong việc tiêu thụ, chế biến sắn cho người dân trong tỉnh và nhiều địa phương khác ở miền Trung, ổn định vùng nguyên liệu cũng là giữ con đường sống của chính mình. Vì vậy trong nhiều năm qua, Cty CP NSTP đã triển khai nhiều giải pháp: Hỗ trợ tiền công, phân bón, chở giống đến tận nhà và cho không…

Và gần đây việc đưa ra giá sàn là một nỗ lực nữa của DN, ông Võ Văn Danh, TGĐ Cty cho hay: Bắt đầu từ vụ thu hoạch này về sau, DN sẽ để dành lại 1 khoản nhất định để “bảo hiểm” giá cho sắn. Vì vậy giá xuống thấp đến mức nào thì doanh nghiệp vẫn đảm bảo mua sản phẩm cho nông dân sao cho người trồng vẫn có lãi ít nhất từ 20-30%. Không chỉ DN đang hoạt động, mà cả những DN chuẩn bị nhập cuộc thu mua chế biến sản phẩm loại cây trồng này là Cty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung, đơn vị chủ đầu tư NM Sản xuất Nhiên liệu Sinh học Dung Quất cũng đã chọn và xem xây dựng giá sàn cho sắn là một trong những biện pháp khả quan nhất.

Ông Đặng Quốc Dũng, Phó TGĐ Cty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung cũng khẳng định: Sẽ mua sắn với giá mà người dân sẽ đảm bảo lãi 30%. Đồng thời Cty cũng đang tính đến việc triển khai mua bảo hiểm cho người trồng nguyên liệu sắn để hỗ trợ 1 phần chi phí đã đầu tư nếu bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh dẫn đến mất mùa.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm