| Hotline: 0983.970.780

Gia sư chạy sô

Chủ Nhật 10/01/2010 , 10:34 (GMT+7)

Nhiều sinh viên khi đùa nhau còn khẳng định “sinh viên bây giờ đi làm gia sư chẳng khác gì ca sĩ chạy sô”.

Quá sa đà vào việc kiếm tiền, rất nhiều sinh viên đã phải gánh chịu những hậu quả khó lường.
Câu chuyện giữa tôi và Thương, sinh viên năm 4, Đại học Sư phạm Hà Nội luôn gấp gáp mặc dù đã có hẹn từ trước vì lịch dạy đã phủ kín thời gian của cô gia sư trẻ tuổi. Mỗi ngày ngoài thời gian học trên lớp, Thương phải đi dạy ở 3 địa điểm khác nhau. Tuy một tuần chỉ 3 hoặc 4 buổi nhưng việc “chạy sô” như vậy cũng khiến số tiền kiếm được đủ để trang trải việc ăn học.

Trong giới sinh viên đi làm gia sư đã hình thành lên một khái niệm “chạy sô”. Nhiều sinh viên khi đùa nhau còn khẳng định “sinh viên bây giờ đi làm gia sư chẳng khác gì ca sĩ chạy sô”.

Sinh viên chạy sô... gia sư

Phải gọi điện hẹn đi hẹn lại đên gần chục lần mới có thể chen vào thời gian biểu dày đặc lịch đi dạy của Thương. Bởi lẽ vào những hôm Thương đi dạy thì thời gian biểu chẳng còn chỗ trống. Kết thúc buổi học, bữa trưa có thể chỉ là chiếc bánh mỳ và hộp sữa cho nhanh chóng để bắt tay vào việc đi dạy.

Thương kể: “Lịch học của từng lớp em sắp xếp xen kẽ nhau, mỗi lớp cách nhau khoảng chừng một tiếng để chuyển lớp. Tuy nhiên trong tuần em chỉ dạy khoảng 3-4 ngày, còn lại dành thời gian để học”.

Thương là chị cả trong một gia đình có tới 5 người, gia đình sống ở nông thôn nên để lo cho em tiền ăn học là một gánh nặng rất lớn của bố mẹ. Hiện nay, với mỗi ca dạy học số tiền kiếm được cũng khoảng 60.000-70.000 đồng, tính tổng cả tháng thu nhập của Thương cũng đạt khoảng trên dưới 2 triệu đồng. "Số tiền này cũng đủ để em trang trải các chi phí ăn học không phải xin bố mẹ nữa”, Thương tâm sự.

Thương cũng khẳng định ở lớp có đến hơn 20% sinh viên đi làm thêm, trong đó khá nhiều bạn làm gia sư như em. Số tiền kiếm được của mỗi người khác nhau, ai càng “chạy sô” được nhiều thì càng kiếm được nhiều...

Được đi làm thêm là mong muốn của rất nhiều sinh viên, đặc biệt là những sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn. Với Thương thì “đi làm gia sư thế này không chỉ mang lại thu nhập mà nó còn rèn cho những sinh viên ngành sư phạm như em có kỹ năng để giảng dạy. Rất nhiều sinh viên khóa trước nhờ vào những kỹ năng từ việc làm gia sư mà khi đi làm đã không gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy trên lớp. Tuy nhiên, không nên quá mải mê đi dạy mà quên việc học trên lớp”.

Tuy nhiên, Thương cũng cho hay, dù có muốn đi làm thêm nhưng không phải sinh viên nào cũng có thể kiếm được việc vì bây giờ người cần việc thì rất nhiều mà việc thì lại ít. "Em may mắn hơn cách bạn khác là không phải qua trung tâm gia sư mà đều được các bạn bè giới thiệu. Sau một thời gian đi dạy, mỗi quan hệ có nhiều lên tự nhiên sẽ có người gọi điện cho mình để mời dạy”, Thương nói.

Khác với Thương, Tuấn sinh viên năm thứ 3, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) đã phủ kín thời gian của mình bằng những lịch dạy chằng chịt. Rất nhiều lần Tuấn đã phải bỏ những buổi học ngoại khóa, học bù…để đi dạy vì trùng thời gian.

Số tiền Tuấn kiếm được cũng nhiều gần gấp đôi Thương. Với một sinh viên, số tiền đó quá đủ để trang trải các chi phí ăn ở, học hành. Tuấn kể: “Chịu khó đi dạy thêm thế này cũng kiếm đủ tiền ăn học. Tuy mệt nhưng kiếm được tiền nên vẫn phải cố”.

Ngoài thời gian học trên lớp Tuần đi dạy triền miên, trong tuần có đến 4 ngày Tuấn dạy đến 10 giờ đêm. “Về đến nhà thì đã cơ thể mỏi nhừ, có hôm quên cả ăn để đi ngủ vì quá mệt”, Tuấn kể.

Chạy sô nhiều nhưng thi lại cũng nhiều

Lúc này với Trung, “tuy vẫn đi dạy để kiếm tiền nhưng ít hơn, bị đình chỉ học một năm cũng đủ để mình thấy được hậu quả của việc coi trọng kiếm tiền mà xem nhẹ việc học hành trên lớp”.
Đi dạy nhiều lẽ dĩ nhiên thời gian dành cho việc học tập sẽ bị mất đi, chính điều này đã khiến cho rất nhiều sinh viên vì quá mải mê đi kiếm tiền mà kết quả học tập cũng dần đi xuống.

Với Thương thì “Học kỳ 1 năm thứ 3 là khoảng thời gian em 'chạy sô' đi làm gia sư nhiều nhất. Ngày nào cũng đi dạy khiến cho việc học hành bê trễ rất nhiều. Học kỳ đó em thi lại 5 môn. Để dành thời gian ôn thi lại nên em đã phải bỏ một số lớp dạy và từ đó cũng đi dạy ít hơn để học”.

Ngay với Tuấn, học kỳ vừa rồi có 9 môn học thì có tới 7 môn thi lại, trong đó lại có 3 môn học lại vì…bỏ học nhiều. Tuy nhiên, Tuấn lại không có suy nghĩ được như Thương mà vẫn quá sa đà vào việc đi dạy. Khi hỏi về việc thi lại và học lại, Tuấn chỉ ầm ừ “Cứ từ từ rồi tính. Không kiếm tiền thì sống bằng gì”.

Với Tuấn và Thương, những hậu quả của việc quá mải mê kiếm tiền vẫn còn có thời gian để sửa chữa. Nhưng với Trung, sinh viên đại học Thương mại thì khi nhận ra hậu quả đã quá muộn.

Học đến năm thứ 3, Trung không còn nhớ mình đã phải thi lại và học lại bao nhiêu môn. Đến khi cầm tờ giấy quyết định đình chỉ học trên tay thì Trung mới ngã ngửa người vì mình đã nợ môn quá nhiều.

Lúc này với Trung, “tuy vẫn đi dạy để kiếm tiền nhưng ít hơn, bị đình chỉ học một năm cũng đủ để mình thấy được hậu quả của việc coi trọng kiếm tiền mà xem nhẹ việc học hành trên lớp”.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm