| Hotline: 0983.970.780

Giác hơi ôm với "Hai lúa"

Thứ Tư 13/07/2011 , 09:51 (GMT+7)

Nhiều ngày rong ruổi trên những cung đường miền Đông và miền Tây, nhóm phóng viên phát hiện nhan nhản những quán “cạo gió, giác hơi” trá hình.

Nhiều ngày rong ruổi trên những cung đường miền Đông và miền Tây, nhóm phóng viên phát hiện nhan nhản những quán “cạo gió, giác hơi” trá hình. Tuỳ khu vực, địa bàn mà cách phục vụ của tiếp viên cũng khác nên giá cả và cách “bo” của "Hai lúa” có thể bằng tiền mặt hoặc bằng… gà, vịt.

>> Đào di động
>> Nhức nhối tệ nạn vùng ven

 Cạo gió lấp ló cạo... người

Tại khu vực miền Đông, nhiều quán “cạo gió giác hơi” núp bóng cà phê chấp nhận cho khách mua vui ngay tại quán hoặc đi khách sạn. Những quán này mọc san sát ở khu vực cầu Đồng Nai giáp ranh giữa Bình Dương và Đồng Nai và khu vực QL1K (đoạn tiếp giáp Biên Hoà và huyện Dĩ An, Bình Dương). Tuy nhiên do hiện nay đang là thời điểm nhạy cảm (có đợt truy quét của công an) nên những quán ở khu vực QL1K đang thu vòi, hoạt động cầm chừng.

Tuy vậy, ở khu vực cầu Đồng Nai (hướng từ TP.HCM đi Biên Hoà) chúng tôi đếm được cả chục quán cạo gió giác hơi núp bóng “cà phê” sẵn sàng chiều khách tới bến. Tuỳ theo quán mà nhân viên có thể sẵn sàng đi khách sạn với khách hoặc kích dục cho khách ngay tại quán. Hàng loạt quán có thể dễ dàng nhận thấy như H.A, H.L, T.T, Y, D.K…

10 giờ đêm, chúng tôi ghé vào một quán tên D.T. Chủ quán cùng 3 cô gái ăn mặc thiếu vải để lồ lộ ra vòng 1 chèo kéo:

- Vào quán em đấm bóp đi anh.

Chúng tôi vừa tấp vào, không cần hỏi uống nước gì vì quán chỉ bán đúng 3 loại nước ngọt, với giá 20 ngàn/chai, hai cô gái hối:

- Vào trong tâm sự đi anh, em làm cho anh đảm bảo không phê không trả tiền.

-  Ủa, không cạo gió hả em?

- Ở đây chỉ có cạo... người chứ không cạo gió đâu. Vào trong em cạo bằng... miệng cho. Cả công cả nước uống có 100 ngàn à.

- Thế làm ở đâu? 

- Phía sau nè, em chỉ cần kéo rèm vào là tha hồ kín.

Nói tới đây, chủ quán rít thuốc và cất giọng:

- Vào ủng hộ em nó đi hai anh. Em út nó dễ chịu lắm, đã làm thì ra làm.

Lấy cớ chỉ vào “cạo gió giác hơi” nên chúng tôi kêu tính tiền rồi đi ra. Chỉ 4 chai nước ngọt (2 chai của chúng tôi và 2 chai nhân viên tự mở) và một gói thuốc “mèo” được tính tới 120 ngàn. “Quán khi nào đóng cửa?”, tôi hỏi. Chủ quán cho biết: Còn khách là còn mở, nhiều hôm mở tới sáng.

Gần 11 giờ đêm, chúng tôi qua một quán tẩm quất khác có tên M.H. Hai cô gái ăn mặc thiếu vải từ trong quán nhào ra chèo kéo chẳng khác nào mấy cò vé thường thấy ở ga Sài Gòn:

- Vào quán em đi anh, có nhiều bé dễ thương lắm.

Thấy chúng tôi có vẻ chần chừ, một cô gái nhào tới tiếp thị ngay:

- Chỗ em nếu “đi dù” (đi khách sạn) thì 3 “xị” (300 ngàn đồng), đi tiếng thì 5 “xị” còn qua đêm thì 8 “xị”.

Lấy cớ không có em nào ưng ý, chúng tôi đảo xe đi.

Gần 1 giờ trưa hôm sau, chúng tôi tiếp tục vòng qua Bình Dương tìm tới huyện Củ Chi (TP HCM) nơi có nhan nhản những quán “cạo gió giác hơi” nổi tiếng quậy. Tại quán N.G, do đang là thời điểm nghỉ ngơi nên chỉ còn có má mì chừng 50 tuổi và một “đào” đang tranh thủ chợp mắt. Nghe tiếng xe máy, má mì bật dậy hỏi:

- Mấy anh muốn cạo gió thôi hay có làm gì không?

- Làm gì là sao bà chị?

- Trời ơi, là cạo gió xong thì làm gì thì làm…

- Ủa, có thấy đào nào đâu mà làm?

- Các em đi ngủ cả rồi, mấy chú có đồng ý không để tôi gọi. Cạo gió giác hơi không thì 80 ngàn, còn nếu muốn làm thêm khoản kia thì 2 “xị” làm luôn tại chỗ.

Chúng tôi vừa chuẩn bị đi thì thấy một vị khách lớn tuổi bị tiếp viên mắng xối xả:

- Sờ mó con nhà người ta nãy giờ mà lúc tính tiền bảo còn đúng 50 ngàn là sao? Lần sau ông đừng có mà vác cái mặt vào đây…

Người đàn ông chẳng nói chẳng rằng, áo quần lếch thếch vội vàng leo lên chiếc xe máy cà tàng dựng trước cửa rồ ga chạy mất dạng. 

 Cạo gió bo…gà

Chúng tôi tiếp tục tìm về QL1A đoạn từ huyện Bình Chánh (TP.HCM) tới Bến Lức và Thủ Thừa (Long An). Tại khu vực này, những quán cạo gió nằm khép mình bên cả trăm quán cà phê ôm. Đặc biệt, ngoài lượng khách vãng lai, các quán này còn thường xuyên đón tiếp cả những “hai lúa” tranh thủ nghỉ lúc giữa buổi làm đồng.

Vừa dừng xe trước cửa quán D, các tiếp viên đon đả ra dắt khách vào trong. Một cô gái tên Thảo Ly tuổi còn khá trẻ, nhanh nhẹn cầm chai nước và khăn lạnh ra rồi rất tự nhiên sà vào lòng tôi ngồi lau mặt, lau cổ.

- Mấy anh vừa đi nhậu dzìa phải hôn? Tội chưa, vô trong em cạo cho.

Nghe tôi hỏi đến tiền lương, cô gái cười ngặt nghẽo:

- Tụi em ở đây chẳng ai có lương cả. Sống được là nhờ các anh “bo” cho thôi. Đã thế, mỗi tháng còn phải nộp lại 300 ngàn cho bà chủ. Vô đi anh, quán em bình dân mà, chỉ 100 ngàn em “cạo” cho anh đủ quên đường về.

Trong lúc trò chuyện, chúng tôi thấy có gần chục khách ra vào, cứ vừa ngả lưng xuống ghế là được mời vào trong để “cạo gió".

Tiếp tục tấp vào quán khác có bề ngang khoảng 4m, dài chừng 8m nhưng lại mắc mấy chiếc võng cho khách ngả lưng. Một phụ nữ chừng 40 tuổi lấy ghế ngồi sát tôi và nói:

- Hai anh đi vui vẻ với em út đi, nhà nghỉ Nguyễn Lê gần đây nè, một "xị" rưỡi tụi em bao tiền phòng cho.

Liếc vào trong, tôi thấy hai cô gái trẻ đang ngồi ăn xoài chờ má mì "làm giá". Sau một hồi, “Hai lúa” bạn tôi gật đầu đồng ý và chọn cô gái mặc áo thun đen trễ ngực để lộ ra chiếc áo ngực hai dây màu đỏ. Trong thời gian tôi nằm đợi, cô gái còn lại và bà chủ quán luôn miệng mời đi nhà nghỉ.

Đang ngồi nói chuyện, bỗng có một ông khách khoảng 60 tuổi từ ngoài đường phóng xe đạp vào dựng phịch xe vào gốc cây trứng cá trước cửa quán. Lấy cái giỏ đựng mấy con gà kêu quang quác trên ghi đông xe xuống, ông khách nhoẻn miệng cười:

- Mấy bữa nay đang phóng lúa, kẹt tiền quá. Nay mang mấy con gà này trả cho bé Diệu bữa trước tôi thiếu có được không?

Dù tiền “bo” bị quy ra… gà nhưng bà chủ vẫn vui vẻ mang vội ba con gà thả vào bãi đất trống phía sau. Ông lão phân trần:

- Ba con gà này hơn 5 “xị” của tôi đấy, chắc nay được một suất nữa nhỉ?

Nói rồi, bà chủ kêu một tiếp viên dẫn ông khách kéo nhau vào bên trong được che kín bằng tấm rèm. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên, chủ quán cho biết:

- Ở đây nhà mấy ổng sẵn gà, vịt hơn là sẵn tiền mặt. Nhiều ổng bị vợ quản tiền chặt quá đành nói xạo vợ là tiện đường mang gà, vịt đi bán nhưng mang liền tới quán.

Đến đây, chúng tôi sực nhớ có lần về tỉnh công tác với một đồng nghiệp. Đang chạy trên QL1A, đến khu vực ấp 2, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức (Long An) chiếc xe bỗng dưng chết máy ngay trước một quán. Chưa kịp hiểu vì sao, chúng tôi thấy 4 em tiếp viên chạy ào ra, vây lấy vì ngỡ là khách. Bạn tôi ngồi sau xe bị mấy em xúm lại vỗ mông, sờ soạng khắp người khiến anh ta giãy lên như đỉa phải vôi rồi lớn tiếng: “Sao ông tính vào quán này hả?”. Tôi chưa kịp phản ứng sự hiểu lầm thì cũng bị một em tiếp viên chồm tới bá vai rồi nói: "Ông xã ơi, vào đây nghỉ đã, em chiều hết mình cho đỡ mệt". Nói rồi, mấy cô gái định kéo chúng tôi vào quán nhưng thấy xe chúng tôi đúng là hỏng thật nên lủi thủi quay vào…

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm