| Hotline: 0983.970.780

Giấc mơ… tan vỡ!

Thứ Tư 27/03/2013 , 10:42 (GMT+7)

Mô hình nuôi chồn nhung đa cấp của ông Đoàn Việt Châu đang cận kề bờ vực. Mô hình của Cty TNHH Đào tạo Thương mại điện tử Giấc Mơ Việt (Vdream) thì chính thức khai tử.

Trong khi mô hình nuôi chồn nhung đa cấp của ông Đoàn Việt Châu đang cận kề bờ vực thì mô hình của Cty TNHH Đào tạo Thương mại điện tử Giấc Mơ Việt (Vdream) đã chính thức khai tử. Một lần nữa, giấc mơ làm giàu từ chồn nhung đen của người dân tan vỡ.

>> Sụp đổ được báo trước!

Thảm cảnh!

So với mô hình của ông Đoàn Việt Châu thì Cty Giấc Mơ Việt quy mô nhỏ hơn do phát triển sau. Tuy nhiên, dù mới dừng lại ở vài chục hộ tham gia nhưng hậu quả nó để lại cũng khá nặng nề. Sau khi nhận được thông tin mô hình nuôi chồn nhung đen của Cty Giấc Mơ Việt chính thức dừng thu mua chồn và ngừng hoạt động, PV NNVN tìm về xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội tìm hiểu thực hư.


Anh Trần Văn Hải ở xã Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội đang lo lắng mất ăn mất ngủ vì không đòi được nợ Cty Giấc Mơ Việt.

Gặp chúng tôi, anh Trần Văn Hải ở thôn Tân Trại, xã Phú Cường trút bầu tâm sự, nhờ báo chí vào cuộc xem phía Cty Giấc Mơ Việt có trả tiền không chứ vợ chồng tôi như đang ngồi trên đống lửa vì cả đống tiền bỏ ra có nguy cơ không thu hồi lại được.

 Tháng 6/2012, anh Hải tham gia mô hình nuôi chồn nhung của Cty Giấc Mơ Việt và mua 24 đôi cùng tiền chuồng hết hơn 100 triệu đồng. Sau hơn 3 tháng, anh Hải xuất được 2 lứa chồn con trị giá trên 55 triệu đồng, nhưng phía Cty mới trả 25 triệu, còn nợ 30 triệu từ trước Tết Quý Tỵ đến nay chưa thấy động tĩnh gì. Mặc dù anh Hải liên tục gọi điện cho lãnh đạo Cty Giấc Mơ Việt để đòi tiền nhưng chỉ nhận được những câu trả lời vâng vâng, dạ dạ, rồi chẳng thấy tăm hơi.

“Vừa rồi, chúng tôi làm dữ quá, ông Nhữ Mạnh Hải - Chủ tịch HĐQT Cty Giấc Mơ Việt đã ký hợp đồng thu mua lại toàn bộ số chồn bố mẹ đã bán bằng một nửa giá ban đầu và chúng tôi cũng đồng ý chấp nhận thua thiệt mong gỡ gạc lại vốn. Nhưng, ông Hải mới chỉ ký tá trên giấy tờ thế thôi chứ chưa có tiền nong gì, tất cả đều chịu hết. Bản thân chúng tôi cũng không biết khi nào phía công ty trả nên những ngày qua đều mất ăn mất ngủ”. Anh Hải lo lắng.

Cùng anh Hải đi ra khu chuồng nuôi chồn chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa khi chứng kiến cảnh những con chồn nhung gầy rộc không được quan tâm, chăm sóc, thấy bóng dáng người liền kêu chít chít đòi ăn nghe thật thảm. Anh Hải cho biết, gia đình anh còn chăm sóc tý chút chứ nhiều gia đình trong xã chán quá bỏ bê không cho ăn khiến chồn chết la liệt đầy chuồng.

Để có thêm tiếng nói, anh Trần Văn Hải gọi thêm chú mình là Trần Văn Tuấn, nhà cách đó vài trăm mét sang để “kể tội” Cty Giấc Mơ Việt. Ông Tuấn may mắn hơn anh Hải là chỉ mua có 12 cặp chồn, đã bán được 1 lứa hơn chục triệu nên giờ chỉ còn lỗ khoảng 40 triệu. Từ khi Cty Giấc Mơ Việt thanh lý hợp đồng, ông Tuấn nhốt riêng chồn đực, chồn cái ra 2 khu chuồng khác nhau để chúng khỏi đẻ.

“Tưởng là ăn ít nhưng không phải đâu chú ạ! Hơn chục đôi chồn của tôi tính ra ăn cỏ tốn ngang bằng một con bò lai. Tôi phải nhốt riêng ra chứ nhốt chung chúng đẻ hàng đống lấy gì cho chúng ăn? Mấy hôm nữa tôi sẽ xuống tận Cty hỏi rõ ông Hải có trả tiền cho tôi không chứ tôi nhất quyết không chịu để mất không mấy chục triệu đâu”. Ông Tuấn bức xúc.

Theo tìm hiểu của PV NNVN, tại khu vực huyện Sóc Sơn có khoảng trên dưới chục hộ tham gia mô hình nuôi chồn nhung đa cấp của Cty Giấc Mơ Việt, tất cả các đầu mối đều thông qua ông Nguyễn Văn Hùng ở thôn Tân Trại, xã Phú Cường.

Chúng tôi vào nhà ông Hùng hỏi về dự án nuôi chồn thì được ông cho hay, sau khi Cty Giấc Mơ Việt thanh lý hợp đồng mua lại chồn bằng 50% giá ban đầu, ông Hùng đã đem chồn cho anh em, hàng xóm thịt hết không còn một con nào. Ông Hùng cho rằng, mình mới là người thiệt thòi nhất vì tham gia mua tới 50 đôi và hiện Cty Giấc Mơ Việt vẫn đang nợ của ông trên 200 triệu đồng.

 Đến lúc này, ông thừa nhận Giấc Mơ Việt đang rất khó khăn về tài chính nên ông cũng tạo điều kiện để công ty trả nợ dần cho mình và những người tham gia ở huyện Sóc Sơn chứ chẳng còn cách nào khác vì có ép Cty cũng không biết lấy đâu ra tiền để trả.

Chính thức dừng hoạt động

Trước sự bức xúc của người chăn nuôi chồn, chúng tôi liên hệ với Giám đốc của Dự án “Nhà nông làm giàu” Phạm Bá Kỳ (Cty Giấc Mơ Việt) thì được biết anh thôi không tham gia chương trình nữa. Mọi liên lạc cũng như giải quyết hậu quả hiện nay Kỳ bảo chúng tôi làm việc với Chủ tịch HĐQT của Cty là ông Nhữ Mạnh Hải.

Vậy là 2 dự án kinh doanh chồn nhung đa cấp đình đám của ông Đoàn Việt Châu và Cty Giấc Mơ Việt đã gần như khép lại với một kết quả không thể buồn hơn. Mặc dù NNVN đã có rất nhiều bài viết cảnh báo về nguy cơ, hiểm họa của mô hình này ngay từ lúc nó mới manh nha, song không mấy ai lắng nghe. Và cái gì cũng có giá của nó, tham làm giàu không chính đáng thì có ngày phải nhận hậu quả do nó đem lại.

Theo số điện thoại người dân cung cấp, chúng tôi gọi cho ông Nhữ Mạnh Hải và được ông cho biết, mô hình chỉ mang tính chất thử nghiệm chứ không có chuyện kinh doanh đa cấp? Hải hẹn gặp tôi để được giải thích rõ về dự án của mình.

Đối diện với phóng viên, Hải phân bua rằng, việc tham gia vào mô hình nuôi chồn nhung đen là sai lầm lớn nhất trong đời anh chứ thực chất anh không biết chăn nuôi là cái gì bởi lĩnh vực chính của anh là kinh doanh hàng tiêu dùng, gia dụng qua thương mại điện tử. Theo đó, thấy trên tivi chiếu phóng sự về con vật này đã cất công tìm hiểu rồi được một người bạn rủ nên anh quyết định đầu tư dự án “Nhà nông làm giàu”.

Đến giờ phút này, Nhữ Mạnh Hải chính thức xác nhận với chúng tôi mô hình của anh đã tạm dừng hoạt động. Tất cả số chồn nhung anh đã bán ra cho người dân trước kia nay anh ký hợp đồng thu mua lại bằng 50% giá trị ban đầu, nhưng đều là mua chịu chứ hiện tại anh cũng chưa có tiền để trả. Hải cho biết, đang nợ người dân trên 600 triệu đồng nhưng không thể trả ngay một lúc được. Hải hứa từ giờ đến hết tháng 6 sẽ cố gắng thu xếp tiền để trả nốt cho dân.

Dù sao cũng ghi nhận việc dám đối diện sự thật và trách nhiệm khắc phục hậu quả của Nhữ Mạnh Hải. Tuy nhiên, những người trong cuộc cho biết phải theo dõi xem ông này có thực hiện đúng lời hứa của mình không hay đây chỉ là hành động trấn an người dân. Nhiều người dân chia sẻ, trong trường họp xấu nhất Cty Giấc Mơ Việt “bùng” không trả tiền họ sẽ tập hợp nhau lại và thuê luật sư để đòi lại quyền lợi công bằng cho bản thân.

Do quá bức xúc vì thấy mình đã bị lừa, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Vũ Hoàng ở xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, Thái Bình chửi đổng lãnh đạo Cty Giấc Mơ Việt hết nước hết cái: “Bọn lừa đảo. Bán chồn cho dân thì thu tiền tươi thóc thật nay chồn đẻ đầy chuồng không thấy thu mua cứ khất lần khất lượt không chịu trả nợ. Tôi mà gặp được tôi đánh cho vỡ mồm ra để khỏi đi lừa dân”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm