| Hotline: 0983.970.780

Giải cứu mang Trường Sơn quý hiếm

Thứ Hai 10/02/2014 , 09:36 (GMT+7)

Cá thể mang Trường Sơn này nặng khoảng 7 kg. Sau khi tháo bẫy và xem xét không có các chấn thương, nhóm tuần tra đã ghi hình và quyết định thả về môi trường tự nhiên.

Tin từ BQL Khu Bảo tồn Sao la TT-Huế, trong đợt tuần tra tháo gỡ bẫy mới đây, cán bộ Khu Bảo tồn Sao La (huyện A Lưới) đã phát hiện một cá thể mang Trường Sơn bị mắc bẫy của các đối tượng lâm tặc. Cá thể mang Trường Sơn này nặng khoảng 7 kg. Sau khi tháo bẫy và xem xét không có các chấn thương, nhóm tuần tra đã ghi hình và quyết định thả về môi trường tự nhiên.


Cá thể mang Trường Sơn mắc bẫy

Mang Trường Sơn (tên khoa học Muntiacus truongsonensis) là một loài thuộc họ hươu nai. Đây là một trong những loài mang nhỏ nhất, nặng khoảng 15 kg, với kích thước chỉ cỡ một nửa của mang Ấn Độ được phát hiện trong dãy núi Trường Sơn ở Việt Nam vào năm 1997.

Ông Lê Ngọc Tuấn, GĐ BQL Khu Bảo tồn Sao la TT-Huế cho biết, mang Trường Sơn có khu vực phân bố không rộng, trước đây có ghi nhận ở các huyện Hiên, Giằng, Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam). Sinh cảnh sống hạn chế trong các cánh rừng già, chúng dễ dàng bị săn bắn, bẫy bắt thường xuyên.

Mang Trường Sơn là loài chưa được nghiên cứu để có đầy đủ hơn dẫn liệu về số lượng và phân bố. Ông Tuấn cho biết thêm, việc phát hiện lại mang Trường Sơn ở Khu Bảo tồn Sao la TT-Huế và trước đó đã phát hiện thỏ vằn, mang lớn, trĩ sao… một lần nữa khẳng định đây là một trong những nơi lưu giữ nhiều nguồn gen đặc hữu.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm