| Hotline: 0983.970.780

Giải đáp kiến nghị của người dân, DN nhanh chóng, kịp thời nhất

Thứ Tư 13/09/2017 , 13:15 (GMT+7)

Sáng 12/9, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố để tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị...

+ Lấy đối tượng phục vụ là người dân, DN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: "Những bức xúc của người dân, DN đều được phản ánh đến Thủ tướng Chính phủ" (Ảnh minh họa)

Việc xây dựng kênh tương tác của Chính phủ với người dân, Chính phủ với doanh nghiệp (DN) là nhằm mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính với biện pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, cải cách thủ tục hành chính, giải đáp kiến nghị của người dân, DN nhanh chóng và kịp thời nhất.

Sáng 12/9, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố để tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị và nghiệp vụ hệ thống hoá, rà soát, xây dựng, thực thi phương án đơn giản hoá chế độ báo cáo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, đây là nhiệm vụ nhằm thực hiện hóa chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính; thay vì quản lý hành chính đơn thuần chuyển sang Chính phủ có nền hành chính phục vụ, lấy đối tượng phục vụ là người dân và DN.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 1/10/2016, VPCP đã xây dựng hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của Chính phủ với DN do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP trực tiếp chỉ đạo và từ 3/4/2017 tiếp tục tạo kênh tương tác Chính phủ để kết nối với người dân.

Như vậy, đây là kênh tương tác của Chính phủ với người dân, Chính phủ với DN nhằm mục đích công khai tất cả các công việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ với DN, người dân; đồng thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, DN để các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, kinh doanh của DN và xử lý, giải đáp kiến nghị của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: "Những bức xúc của người dân, DN đều được phản ánh đến Thủ tướng Chính phủ".

Đến thời điểm này là gần một năm kênh tương tác Chính phủ với DN đi vào hoạt động. Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của DN đã tiếp nhận 1.208 ý kiến DN, trong đó đã giải quyết hơn 800 ý kiến. Các vấn đề DN phản ánh liên quan đến cấp phép thành lập DN, chính sách thuế, đất đai, điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, tiếp cận tín dụng...

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, việc DN phản ánh có thể thấy còn bất cập trong thực thi chính sách, từ đó VPCP có thể có những tham mưu để sửa đổi, hoàn thiện chính sách.

Với kênh tương tác Chính phủ và người dân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh, đây là kênh tương tác quan trọng, thể hiện quyết tâm rất cao của Thủ tướng Chính phủ. Với lượng tiếp nhận ý kiến là 3.849, sàng lọc còn 734 ý kiến của người dân, đến nay VPCP đã trả lời 210 ý kiến, còn lại đang yêu cầu người dân bổ sung thông tin để đầy đủ điều kiện yêu cầu bộ, ngành, địa phương trả lời.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng hệ thống trả lời tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân, DN cũng là giải pháp căn cơ để xây dựng cơ quan hành chính các cấp tốt hơn nữa. Đây cũng là tiền đề xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, xây dựng Chính phủ điện tử.

Đối với việc đơn giản hoá chế độ báo cáo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, theo báo cáo rà soát của VPCP tới các bộ, ngành, địa phương thấy rằng thời gian cán bộ, công chức ở cơ quan dành thời gian làm báo cáo quá lớn. Cụ thể là ở cấp bộ, cán bộ, công chức bỏ ra 25,4% thời gian làm báo cáo; ở địa phương, cán bộ, công chức phải dành 26,12% thời gian làm báo cáo. Tuy nhiên, theo rà soát, chất lượng báo cáo chưa cao, còn nhiều sao chép, nhiều báo cáo trùng lặp không cần thiết. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 để đơn giản hoá các chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Kênh tương tác giữa Chính phủ với người dân, DN

Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tiếp nhận phản ánh của người dân và DN được xây dựng với tinh thần cầu thị, mọi phản ánh, kiến nghị của người dân đều được Chính phủ lắng nghe. Chính phủ lấy người dân, DN là đối tượng phục vụ, các kiến nghị, phản ánh đều được giải đáp kịp thời nhất và cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm