| Hotline: 0983.970.780

Giải mã thành công bộ gen cây cao lương

Thứ Sáu 22/09/2017 , 07:05 (GMT+7)

Các nhà khoa học đã giải mã được bộ gen hạt kê ngọc trai (còn gọi là cao lương), loại thực phẩm chính của khoảng 100 triệu người đang sống ở một số vùng khô cằn nhất của thế giới. 

13-57-27_nh1
Nông dân Ấn Độ trưng bày các hạt giống kê ngọc trai tại triển lãm nông nghiệp ở Hyderabad

Theo kết quả đăng trên tạp chí "Công nghệ sinh học tự nhiên", việc giải mã được bộ gien cây lương thực này sẽ giúp nghiên cứu ra nhiều giống mới có năng suất và sức chịu đựng cao hơn, thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay.

Nhà nghiên cứu về di truyền học thuộc Viện Nghiên cứu Pháp triển (IRD) của Pháp Yves Vigourouz cho biết, cây kê ngọc trai sẽ cho năng suất cao hơn các loại cây ngũ cốc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và trái đất nóng lên trong tương lai. Trước đó, các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gen của các giống lúa mì, ngũ cốc, lúa, tuy nhiên rất ít nghiên cứu được thực hiện với cây kê ngọc trai, vốn được trồng ở châu Phi trong khoảng 4.500 năm qua.

Các nhà nghiên cứu đã thu được trình tự bộ gen hoàn chỉnh của hơn 38.000 gen, cho phép họ xác định được cây trồng có thể kháng được bệnh như thế nào, nhờ đó cải thiện sản lượng.

Loại cây lương thực nhỏ này - tên khoa học là Pennisetum glaucum - có đặc tính mọc rất nhanh thậm chí ở những vùng đất cằn cỗi và rất ít nước. Nó có khả năng chịu đựng cao tại những vùng đất mà biến đổi khí hậu có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nước trầm trọng.

Điều này có thể tốt hơn ngô "trong khí hậu tương lai" và cũng có thể đáp ứng với áp lực dân số và mất an ninh lương thực ở châu Phi, với dân số hơn một tỷ người ngày nay, lên 2,5 tỷ người vào năm 2050, theo một nghiên cứu của 63 chuyên gia ở 10 quốc gia.

13-57-27_nh2
Thu hoạch kê ngọc trai trên cánh đồng ở Ấn Độ

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.