| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế-xã hội 2011

Thứ Hai 21/03/2011 , 16:21 (GMT+7)

Theo Phó Thủ tướng, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ cấp bách trong 2011.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trình bày Báo cáo

Sáng 21/3, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày Báo cáo của Chính phủ bổ sung tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 và những giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả nổi bật trong năm 2010. Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2010 đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội thông qua (6,5%). Các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu đều tăng cao hơn năm 2009.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam năm qua còn một số hạn chế, yếu kém lớn còn tồn tại. Môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng 11,75% so với tháng 12 năm 2009, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội thông qua (7%); nhập siêu còn lớn; bội chi ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng; mặt bằng lãi suất cao, tỷ giá chưa ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh...

Phó Thủ tướng nêu rõ, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội vừa là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách trước mắt trong năm 2011, vừa là yếu tố quan trọng để bảo đảm ổn định và phát triển bền vững trong dài hạn.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 nhằm tập trung chỉ đạo điều hành kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và hướng đến thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững; đồng thời xác định rõ đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành.

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để giảm tốc độ tăng tổng cầu bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thắt chặt chi tiêu công.

Hai là, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tập trung rà soát các nguồn thu, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới.

Ba là, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng;.

Bốn là, điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo.

Năm là, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.

Sáu là, đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền.

Cùng với việc báo cáo bổ sung tình hình kinh tế-xã hội năm 2010, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đã báo cáo bổ sung trước Quốc hội về tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm