| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển ngành chè VN

Thứ Tư 01/08/2012 , 10:14 (GMT+7)

Tại Hà Nội, Hiệp hội chè VN đã tổ chức hội thảo “Tham vấn đề xuất giải pháp định hướng phát triển ngành chè VN”.

Hôm qua 31/7, tại Hà Nội, Hiệp hội chè VN đã tổ chức hội thảo “Tham vấn đề xuất giải pháp định hướng phát triển ngành chè VN”.

Hội thảo diễn ra với nội dung đánh giá tác động sau hội nhập và chia sẻ bài học kinh nghiệm trong SXKD chè; đề xuất kiến nghị giải pháp phát triển ngành chè…

Tại hội thảo có nhiều ý kiến cho rằng, ngành chè có nhiều cơ hội nhưng cũng đang ở trong vòng hội nhập đầy sóng gió, vì sân chơi mới mẻ và luật chơi WTO đầy chông gai gian khổ. Hiện ngành chè VN đã và đang gặp những nguy cơ về an toàn thực phẩm. Chất lượng sản phẩm thường xuyên không ổn định, xấu nhiều, tốt ít, số lượng sản phẩm không ra tấm, ra món.

Ngoài ra, một số DN bán phá giá ngay trong nước, có nhiều chiêu thức tranh mua, tranh bán và giành giật khách hàng. Đặc biệt sự xâm nhập mạnh mẽ của các DN và thương nhân nước ngoài ngày càng nhiều đã khiến DN chè VN bị phụ thuộc. Bởi DN nước ngoài mạnh về tài chính, hoạt động bài bản, có tổ chức chặt chẽ còn các DN VN đông về số lượng nhưng tập hợp rời rạc, không có người chỉ huy, mạnh ai nấy làm.

TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học & công nghệ thực phẩm, trường ĐH Bách khoa HN) cho hay, VN có thế mạnh phát triển chè, có truyền thống chế biến chè, tuy nhiên người trồng phân tán, quy mô nhỏ, chưa chú trọng đầu tư thâm canh và quan tâm tới chất lượng; công nghệ chế biến lạc hậu, không đồng đều giữa các cơ sở. Thu nhập quá thấp nên nông dân không tha thiết với ngành chè, không tự học hỏi để nâng cao tay nghề. Nhiều tỉnh đã cho phép xây dựng nhiều NM chế biến nhưng không có chiến lược đồng bộ giữa cung, cầu hợp lý, dẫn đến tình trạng xây dựng tràn lan, chồng chéo, lấn át nhau...

Để ngành chè VN phát triển, ông Nguyễn Quốc Vọng, Đại học RMIT (Úc) đưa ra một số giải pháp như: Tiến hành tổ chức lại ngành chè và vai trò của Hiệp hội chè VN. Theo đó, thành lập một cơ quan quản lý Nhà nước là  “Ủy ban chè VN” để quản lý một cách thống nhất, có hiệu lực đối với ngành SX chè. Chức năng và nhiệm vụ của ủy ban này là xây dựng hệ thống pháp luật, quy trình kỹ thuật theo VietGAP, XNK… đảm bảo việc quản lý ngành chè theo pháp luật. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT cần thành lập một ban chỉ đạo để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai tổ chức lại ngành chè.

“Cần sớm xây dựng chính sách sở hữu đất đai và phân chia lợi nhuận cho nông dân phù hợp trên chuỗi giá trị SX; quy hoạch vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu; quy hoạch, sắp xếp lại NM chế biến, cải thiện và củng cố các cơ quan quản lý chất lượng chè...”, ông Vọng đề xuất.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

1 ha hồi cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

BẮC KẠN Giá bán khoảng 30.000đ/kg, có những năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg, cây hồi đem lại thu nhập cao, trở thành cây giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.