| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường ở Trưng Trắc

Thứ Sáu 24/02/2017 , 08:41 (GMT+7)

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm (Hưng Yên), đã rất coi trọng xây dựng các giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường NTM trên địa bàn.

Rác và nước thải các loại nếu không thu gom xử lý kịp thời đúng nơi qui định, sẽ gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng. Rác và nước thải chính là nơi trú ngụ và lan truyền các loại dịch bệnh cho người và gia súc. Thói quen vứt bỏ rác thải tùy tiện ra ven đường, ruộng đồng, bờ sông, kênh mương, ao hồ... không chỉ làm mất mỹ quan làng quê, phố thị, mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng cư sống trong khu vực.

09-54-30_xy-dung-cong-trinh-xu-ly-nuoc-sch-ti-x-trung-trc
Xây dựng công trình xử lý nước sạch
 

Nước rỉ từ rác chảy xuống sông, ao, đầm, hồ, làm ô nhiễm nguồn nước sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong quá trình canh tác nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đó, nông sản sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, việc hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn sẽ không bền vững. Vì vậy, trong quá trình triển khai xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân xã Trưng Trắc rất coi trọng xây dựng các giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường NTM trên địa bàn.

Ông Đỗ Thế Phả, Chủ tịch UBND xã Trưng Trắc cho biết: “Trước hết phải làm cho mọi người dân nhận thức rõ các nguy cơ tiềm tàng gây ra từ rác và nước thải các loại”. Để đạt được mục đích đề ra, xã đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân dưới mọi hình thức như: Tuyên truyền trên đài truyền thanh xã. Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề.

Đồng thời, UBND xã còn phân công cụ thể từng cán bộ, đảng viên chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giám sát cụm dân cư sở tại thực hiện nghiêm các qui định đảm bảo vệ sinh môi trường. Đưa mục tiêu đảm bảo vệ sinh môi trường vào nghị quyết của cấp ủy Đảng và hương ước làng văn hóa. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác vệ sinh môi trường.

09-54-30_khu-chon-lp-rc-thi-tp-trung-cu-huyen-vn-lm
Khu chôn lấp rác thải tập trung
 

Đồng thời có chế tài xử lý hành chính với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm các qui định vệ sinh môi trường trên địa bàn. Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ đề nghị truy tố trước pháp luật.

Bên cạnh đó, xã đã luôn quan tâm đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh phí cho mua sắm thiết bị, vật tư và thù lao cho người thu gom xử lý rác thải, chủ yếu thực hiện xã hội hóa (nhà nước và nhân dân cùng làm). Theo đó, mỗi tháng mỗi người dân sống trên địa bàn góp phí môi trường từ 4 - 5 nghìn đồng, các hộ kinh doanh thương mại, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp đóng góp 10 - 50 nghìn đồng/người/tháng. Các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có công đóng góp theo tinh thần tự nguyện.

Kết quả, trong năm 2016 vừa qua, xã đã xây mới được 30 bể thu gom rác bảo vệ thực vật ngoài đồng. Đóng mới 54 thùng đẩy gom rác lưu động, 10 thùng chứa rác chuyên dụng cho các phương tiện cơ giới chuyển đi xử lý. Cứng hóa và lắp đặt hơn 2 nghìn mét đường cống thoát nước thải dân sinh. Góp phần hoàn thiện đồng bộ hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư trong xã với đầy đủ nắp đậy hợp vệ sinh.

09-54-30_mot-goc-x-nong-thon-moi-x-trung-trc-vn-lm
Một góc xã NTM Trưng Trắc
 

Đồng thời, UBND xã còn duy trì thường xuyên được 6 tổ (12 người) chuyên vệ sinh môi trường tại 6 thôn trong xã. Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu mới đây, các tầng lớp nhân dân trong xã đã trồng thêm hàng trăm cây bóng mát tại các trục đường chính và nơi công cộng. Đến nay 100% số hộ dân trong xã đã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Nhờ vệ sinh môi trường, sinh thái trên địa bàn luôn đảm bảo, xã Trưng Trắc đã thu hút được nhiều trường học, công ty đến đóng chân trên địa bàn như: Trường Trung học Phổ thông Trưng Vương, Trường Cao đẳng ASEAN, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh... góp phần giải quyết việc làm, nâng cao dân trí cho người dân trong xã.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 của xã đã đạt 15,2%. Thu nhập bình quân 37 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,27%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại là 15% - 36% - 49%. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Bộ mặt làng quê luôn xanh sạch đẹp thường ngày.

 

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.