| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp tích hợp - "bí kíp" trồng lúa

Thứ Ba 17/12/2013 , 09:51 (GMT+7)

Ngày 26/11, hơn 200 nông dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đã đổ ra đồng từ rất sớm để tham quan, tìm hiểu mô hình “Giải pháp tích hợp” của Cty Syngenta VN.

Ngày 26/11/2013, hơn 200 nông dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đã đổ ra đồng từ rất sớm để tham quan, tìm hiểu mô hình “Giải pháp tích hợp” của Cty Syngenta VN với chủ đề “Đầu tư đúng - Lúa trúng, lời to”.

Phải làm thực tế

Trên 2.000 m2 đất của ông Trần Văn Đực, nông dân ở ấp Long Phi, xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh được bố trí một bên là “Giải pháp tích hợp” theo sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật của Cty Syngenta VN và Cty CP BVTV An Giang, một bên làm theo tập quán canh tác cũ.

Qua hơn 3 tháng thực hiện, ruộng mô hình đã chứng minh hiệu quả vượt trội của “Giải pháp tích hợp” so với ruộng canh tác theo tập quán cũ. Nông dân địa phương có cơ hội "mục kích" thế nào là cây lúa “Khỏe mạ”, “Sung chồi”, “Đều đòng” và “Đầy hạt” nhờ vào chế độ canh tác tiên tiến và hợp lý.


Bà con nông dân tham quan thực tế ngoài đồng ruộng

Ông Trần Văn Đực chia sẻ, trước đây theo tập quán, ông thường sạ dày, bón nhiều phân chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và bón theo màu của lá lúa, giữ nước thường xuyên trên đồng do có suy nghĩ là cây lúa thì phải luôn luôn cần nước, phun thuốc trừ sâu bệnh theo định kỳ bắt đầu từ 1 tuần đến 10 ngày sau khi sạ…

Sau khi được cán bộ kỹ thuật của 2 Cty hướng dẫn cách làm mới, ông thấy cũng có lý nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên, ông đã đồng ý phối hợp với áp dụng “Giải pháp tích hợp” trên mảnh ruộng 2.000 m2 của mình, một mặt là để “thấy mới tin”, mặt khác, nếu đây là giải pháp tốt thì cũng là cơ hội để bà con xung quanh học tập và áp dụng theo.

Phải thấy thực tế

Tại ruộng trình diễn của ông Trần Văn Đực, các đại biểu và bà con nông dân được hướng dẫn tham quan và nghe các chuyên gia hướng dẫn “Giải pháp tích hợp” từ khâu làm đất, chọn giống tốt, xử lý hạt giống, quản lý nước, dinh dưỡng, dịch hại từ lúc chuẩn bị sạ đến lúc thu hoạch theo một quy trình rất khoa học, cụ thể và dễ hiểu.

Bà con tận mắt quan sát 4 giai đoạn sinh trưởng của cây lúa được so sánh thành từng cặp giữa “Giải pháp tích hợp” và tập quán của họ. Đầu tiên là giai đoạn mạ, được gọi là “Khỏe mạ”. Tại đây nông dân đã đếm từng chồi lúa, đo chiều dài rễ... và hiểu được ưu thế cây mạ khỏe nhờ giải pháp tích hợp trong đó việc chuẩn bị đất tốt, dùng hạt giống khỏe, xử lý bằng Cruiser Plus, trừ cỏ bằng Sofit... để cây lúa nảy chồi sớm.

Kế đến là giai đoạn nảy chồi, được gọi là “Sung chồi”. Tại đây, bà con được hướng dẫn nhận diện chồi hữu hiệu, cách kìm hãm sự phát triển chồi vô hiệu, biện pháp quản lý nước, xác định thời điểm bệnh đạo ôn xuất hiện để có thể phun Filia kịp thời.


Nông dân chia sẻ những khác biệt về hiệu quả đầu tư của ruộng giải pháp tích hợp và ruộng canh tác theo tập quán cũ

Giai đoạn thứ ba là làm đòng - trỗ, còn được gọi là “Đều đòng”. Nông dân được hướng dẫn cách tách xem tim đèn để xác định thời điểm đòng 1 “li”, đây là thời điểm cần xác định chính xác để bón phân đón đòng và phun thuốc phòng trừ bệnh bằng Amistar Top.

Khi cây lúa trỗ lẹt xẹt 2 - 3% bà con được giải thích vì sao cần phải phun nhắc lại Amistar Top một lần nữa trong kiểm soát 4 bệnh quan trọng trên lúa là đốm vằn, đạo ôn, vàng lá và lem lép hạt. Ngoài ra, cần cắt lứa rầy nâu bằng Chess và sâu cuốn lá, sâu đục thân bằng Virtako để tránh sự bộc phát rầy và sâu ở giai đoạn sau trỗ.

Cuối cùng là giai đoạn trỗ - chín, còn được gọi là “Đầy hạt”. Bà con được hướng dẫn phun thuốc trừ bệnh Tilt Super và Filia để kiểm soát lem lép hạt, cùng nhau quan sát và đếm số số bông/m2, số hạt chắc trên bông, cân trọng lượng hạt, tính toán năng suất lý thuyết của ruộng lúa... so sánh với ruộng đối chứng liền kề làm theo tập quán.

Tất cả các chỉ tiêu mà nông dân quan sát được đều tốt hơn và năng suất lý thuyết cuối cùng cũng cao hơn xấp xỉ 15 - 12%.

Phải nghe để hiểu

Sau khi tham quan, ghi chép những điều quan sát được ngoài đồng ruộng tại buổi toạ đàm, nông dân đem những điều này chia sẻ lại với các cử tọa và “chất vấn” các vị diễn giả “vì sao có sự khác biệt này?”.


PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ tận tình chia sẻ với nông dân

Các diễn giả là chuyên gia về cây lúa như PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường ĐH Cần Thơ, PGS.TS Dương Văn Chín, GĐ Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (An Giang), KS Nguyễn Văn Nhành, GĐ Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh và ThS Nguyễn Văn Minh, GĐ Giải pháp cho cây lúa (Cty Syngenta VN) đã tận tình phân tích, hướng dẫn nông dân. Chính việc tương tác hai chiều này đã làm rõ ưu điểm của “Giải pháp tích hợp”, giúp họ càng hiểu rõ hơn để tự tin áp dụng.

Lặn lội từ Long An đến tham dự, ông Huỳnh Văn Sơn chia sẻ: “Tôi áp dụng đã nhiều vụ và nhận thấy giải pháp tích hợp mang lại hiệu quả rất tốt trong canh tác lúa. Mặc dù chi phí đầu tư có cao hơn tập quán nông dân SX khoảng 700.000 đ/ha, nhưng năng suất lúa thu về lại cao hơn xấp xỉ 1 tấn/ha, do vậy, dù giá lúa có bấp bênh nhưng lợi nhuận thu về vẫn cao hơn canh tác cũ khoảng 3 - 4 triệu đ/ha”.

Cuối cùng, ThS Nguyễn Văn Minh giảng giải để bà con hiểu được “Giải pháp tích hợp” bao gồm nhiều giải pháp từ quản lý giống, chuẩn bị đất, quản lý nước, dinh dưỡng, dịch hại theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa với chi phí đầu tư hợp lý, giúp nâng cao năng suất chất lượng cuối cùng để có được lợi nhuận cao nhất.

Toàn thể bà con và các đại biểu ra về đều phấn khởi vì từ nay mọi người đã có trong tay một giải pháp tiên tiến để áp dụng trên đồng ruộng của mình. Phía xa xa trên cánh đồng, ánh nắng chan hòa phản chiếu trên thảm lúa óng vàng và lấp lánh.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.