| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp tiết kiệm 2/3 lượng điện chong đèn thanh long

Thứ Ba 02/07/2013 , 09:39 (GMT+7)

Nhu cầu điện để chong đèn ban đêm giúp thanh long ra quả trái vụ tại Bình Thuận liên tục tăng cao, hiện đã chiếm trên ¼ trong tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn/năm.

Tại Hội thảo “Giải pháp chiếu sáng tiết kiệm điện cho thanh long trong tình hình thiếu điện” vừa diễn ra tại Bình Thuận, ngành điện lực tỉnh này cho biết, nhu cầu điện để chong đèn ban đêm giúp thanh long ra quả trái vụ tại Bình Thuận liên tục tăng cao, hiện đã chiếm trên ¼ trong tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn/năm.

Tình hình này đang dẫn đến quá tải trong cung cấp điện, việc cắt điện đã xảy ra gây thiệt hại và ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động sản xuất của người trồng thanh long. Để giúp người dân sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, góp phần giảm áp lực cho ngành điện, Cty CP bóng đèn Điện Quang đã hợp tác với Trung tâm nghiên cứu mô hình thực nghiệm “So sánh hiệu quả trong xử lý thanh long ra hoa trái vụ giữa bóng đèn compact chống ẩm Điện Quang với bóng đèn sợi đốt”.

Kết quả cho thấy, việc sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ có thể giúp tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%, số lượng ra hoa và tỷ lệ số trái chín/trụ đạt ngưỡng tối đa. Nghiên cứu này đem đến tin vui cho cả bà con nông dân và ngành điện lực Bình Thuận vì tiết giảm được chi phí sản xuất, giảm áp lực quá tải trầm trọng về điện chong đèn thanh long. Được biết, theo quy hoạch đến năm 2015 Bình Thuận sẽ có 15.000ha trồng thanh long, nhưng đến nay đã phát triển “nóng” trên 17.000 ha.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm