| Hotline: 0983.970.780

Giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Thứ Sáu 02/06/2017 , 13:48 (GMT+7)

Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) ngày 1/6 đã có công văn gửi các cơ quan thông tấn báo chí và các hiệp hội doanh nghiệp liên quan tới những vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ...

Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Đối với mẫu vật (gỗ) tiền Công ước (xuất, nhập trước ngày Ban Thư ký CITES ban hành Thông báo số 2016/064 có hiệu lực) có hồ sơ xuất xứ, nguồn gốc hợp pháp (loài Trắc, Cẩm lai, loài Giáng hương) sẽ được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hướng dẫn, giải quyết theo quy định…

Ảnh mang tính minh họa

Trước đó, một số cơ quan báo chí và Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phản ánh: Một số DN tại Hà Tĩnh đã nhập khẩu hợp pháp một lượng lớn gỗ trắc, cẩm lai, gỗ hương từ Lào về để xuất khẩu. Tuy nhiên theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 2 năm 2017 của Bộ NN-PTNT (ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES), các lô gỗ này sẽ phải có giấy phép CITES mới được XK, gây khó khăn cho DN…

Vấn đề này, Tổng cục Lâm nghiệp lý giải:

1. Việt Nam là thành viên CITES từ năm 1994. Từ đó đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện đầy đủ trách nhiệm thực thi các quy định của CITES trong kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật có tên trong các Phụ lục CITES.

Thực hiện Thông báo số 2016/064 ngày 06/12/2016 của Ban Thư ký CITES về hiệu lực áp dụng Phụ lục CITES sửa đổi, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT. Tại Điều 1 của Thông tư này quy định rõ: “ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES”.

Việc sửa đổi, bổ sung các Phụ lục CITES được thực hiện theo quy định tại Điều XV của Công ước CITES. Theo đó, năm 2013, loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis) được bổ sung vào Phụ lục II thuộc đối được phép buôn bán quốc tế nhưng phải có giấy phép CITES do cơ quan có thẩm quyền tại các quốc gia thành viên cấp; năm 2016, các loài thuộc chi Cẩm lai Dalbergia, loài Giáng hương Tây phi (Pterocarpus erinaceus) và một số loài khác được bổ sung vào Phụ lục II. Như vậy, Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT không quy định trình tự, thủ tục cấp phép CITES mà chỉ nội luật hóa Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES.

2. Trước khi ban hành Thông tư 04 nêu trên, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cơ quan quản lý CITES Việt Nam có văn bản số 375/CTVN-ĐVHD, ngày 27/12/2016 gửi các tổ chức, cá nhân liên quan về áp dụng Phụ lục CITES và đã đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp. Dự thảo Thông tư cũng đã được xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân ở trung ương và địa phương.

3. Tổng cục Lâm nghiệp thấy rằng, việc áp dụng các chính sách mới (Phụ lục CITES mới bổ sung, sửa đổi) sẽ có một số doanh nghiệp gặp vướng mắc trong việc áp dụng; Tổng cục Lâm nghiệp đang phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, nắm bắt những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp để thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và Công ước CITES về giấy phép CITES.

Đối với mẫu vật (gỗ) tiền Công ước (xuất, nhập trước ngày Ban Thư ký CITES ban hành Thông báo số 2016/064 có hiệu lực) có hồ sơ xuất xứ, nguồn gốc hợp pháp (loài Trắc, Cẩm lai, loài Giáng hương) sẽ được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hướng dẫn, giải quyết theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

4. Tổng cục Lâm nghiệp luôn tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh gỗ hợp pháp; giao Cơ quan quản lý CITES Việt Nam làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân để giải đáp các thắc mắc liên quan.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm