| Hotline: 0983.970.780

Giảm chi phí, giá thành lúa Đông Xuân

Thứ Sáu 08/11/2013 , 10:00 (GMT+7)

Giảm chi phí SX có thể bằng 2 con đường: Tham gia cánh đồng mẫu lớn, Nắm chắc kỹ thuật để giảm chi phí...

(Diễn giả: GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường ĐH cần Thơ, ThS Lê Thanh Tùng, Cục Trồng trọt; KS Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền)

TẠI SAO GẠO VN CHỈ BÁN ĐƯỢC GIÁ THẤP?

Mỗi năm Việt Nam XK từ 6 - 7 triệu tấn gạo, chiếm đến gần 30% lượng gạo giao dịch trên toàn thế giới nhưng chỉ bán được với giá rẻ hơn từ 50 - 100 USD/tấn so với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan, Ấn Độ. Câu hỏi thường được trao đổi là tại sao VN lại chỉ bán được giá thấp như vậy. Có thể có nhiều nguyên nhân sau đây:

Lượng cung tăng: Năm 2012 và 2013, thị trường gạo thế giới ghi nhận sự trỗi dậy của 2 thế lực XK gạo mới là Campuchia và Myanmar với sản lượng khoảng 2,5 triệu tấn. Trước đấy, gạo VN bị cạnh tranh quyết liệt bởi gạo Ấn Độ và Pakistan nên giá gạo XK của VN đang từ 500 USD/tấn xuống chỉ còn 400 USD/tấn.

Hai thị trường XK lớn của VN là Philippines và Indonesia thì đang nỗ lực tự túc gạo nên lượng gạo cả 2 quốc gia này nhập chỉ còn khoảng 1,5 triệu tấn, chỉ bằng phân nửa trước đây. Bởi nguồn cung tăng mạnh, trong lúc cầu lại giảm nhẹ nên giá thế giới đang xu hướng giảm sâu.

Gạo VN chất lượng thấp: So với gạo Thái Lan, Campuchia, Myanmar thì gạo VN có chất lượng thấp hơn vì làm 3 vụ/năm, bộ giống của VN là giống có TGST đều dưới 100 ngày, trong lúc các nước khác chỉ làm 2 vụ/năm, bộ giống có TGST trong khoảng 115 -125, thậm chí 140 ngày.

VN tuy có thành tích khích lệ trong việc đạt được năng suất cao bằng cách liên tục phóng thích các giống mới. Tuy nhiên với trên 100 giống cùng hiện hữu trên đồng ruộng, cộng với hệ thống thu gom qua hàng xáo nên mức độ lẫn giống (tự nhiên) của VN rất cao, chưa kể việc cố tình lẫn giống do trộn gạo cấp thấp với gạo cấp cao.

VN cũng chưa có hạ tầng tốt phục vụ cho phơi sấy, bảo quản nên chất lượng càng khó đảm bảo.

ĐỂ NÔNG DÂN TỰ CỨU MÌNH

Trong tình trạng nguồn cung tăng, cầu giảm, giá bán thấp như hiện nay thì việc giảm chi phí SX, giảm giá thành là phương cách khả thi nhất để giữ được thu nhập cho hộ nông dân, tiếp tục duy trì nghề trồng lúa. Giảm chi phí SX có thể bằng 2 con đường.

+ Tham gia cánh đồng mẫu lớn. Đây là mô hình nhiều hộ SX nhỏ cùng tham gia làm chung trên một cánh đồng lớn, là biểu hiện của “liên kết 4 nhà”. Trung Quốc là quốc gia đang cùng VN thực hiện mô hình này mà họ gọi là “cánh đồng vạn mẫu”.

Tùy theo sự thỏa thuận của hộ nông dân với DN mà quy mô, mức độ từng cánh đồng có khác nhau, sản phẩm được bao tiêu hay không, bao tiêu với giá như thế nào, nhưng mô hình này đều có điểm chung là các TBKT như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” đều được hệ thống khuyến nông của Nhà nước và DN chuyển giao tối đa.

Nhờ vậy sẽ tiết giảm đáng kể chi phí đầu tư như giảm lượng giống gieo sạ, bón phân đúng nên phát huy được đặc tính tốt của giống, hạn chế được sâu bệnh, thu hoạch bằng cơ giới nên giảm thất thoát.

Một điểm căn bản khác, là số lượng các giống chỉ còn 2 - 3, thay cho hàng chục giống nên mức độ lẫn giống được giảm thiểu. Các ghi chép của nông dân từng tham gia cánh đồng mẫu lớn đều ghi nhận chi phí SX giảm được 1 - 2 triệu đồng/ha, trong lúc năng suất lại cao hơn, chất lượng tốt hơn nên doanh thu cũng lớn hơn và nông dân được lợi nhuận cao hơn từ 3 - 7 triệu đ/ha.

+ Nắm chắc kỹ thuật để giảm chi phí. Các TBKT sau đây đã làm giảm chi phí đáng kể:

- Sạ hàng: Nếu sạ lan thì phải dùng đến 175 kg giống/ha thì sạ hàng chỉ cần 120 kg giống.

- Dùng giống xác nhận: Sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn

- Sử dụng phân đúng, phân tiết kiệm: Phân bón thường chiếm đến 30% tổng chi phí. Trong điều kiện bình thường, các loại phân đạm, phân lân thường bị thất thoát đến 50% gây nên lãng phí lớn và ô nhiễm môi trường.

Hiện nay trên thế giới đã có những phương pháp và chế phẩm làm giảm sự thất thoát trên, như việc sử dụng phân nén, dúi sâu, bao bọc hạt phân bằng màng chất dẻo, màng cao phân tử như dầu hạt neem.

Tuy nhiên đáng kể hơn cả là chế phẩm Agrotain và Avail của Mỹ mà Bình Điền là Cty độc quyền phân phối tại VN. Với phân đạm, Agrotain làm giảm thất thoát đến 30% và với phân lân, Avail ngăn cản không cho liên kết chặt xảy ra giữa hạt phân với các cation sắt, nhôm trong keo đất.

Nhờ vậy nên chỉ cần sử dụng 75 kg đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ thì giá trị sử dụng tương đương với 100 kg urê thông thường. Tương tự, chỉ cần sử dụng 50 kg DAP 46P+ mà giá trị sử dụng tương đương 100 kg DAP thông thường.

Từ 2 chế phẩm trên, Bình Điền SX nên dòng phân phức hợp NPK cao cấp và tiết kiệm như Đầu trâu 215 (nâng cấp từ NPK Đầu trâu 20-20-15); Đầu trâu 215+TE (nâng cấp từ NPK Đầu trâu 20-20-15+TE), phân chuyên dùng cho lúa Đầu trâu TE A1, Đầu trâu TE A2.

Trong 2 năm qua, thực tế người trồng lúa ĐBSCL đều ghi nhận khả năng tiết kiệm vượt trội của dòng sản phẩm này.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.