| Hotline: 0983.970.780

Vụ phẫu thuật hàm ếch, 3 trẻ tử vong:

Giám đốc OSCA là chủ thẩm mỹ viện từng làm chết người

Thứ Năm 28/08/2014 , 09:08 (GMT+7)

Bác sĩ Phạm Văn Ái - Giám đốc Trung tâm OSCA - trước đó đã từng là chủ của một phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ khiến bệnh nhân tử vong khi nâng ngực./ 3 trẻ hở hàm ếch tử vong sau khi được chữa từ thiện

>>Khởi tố vụ tử vong do nâng ngực
>>Hà Nội: Một phụ nữ tử vong vì nâng ngực 

Trao đổi với NNVN ngày 27/8, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở vừa có văn bản số 3054 gửi Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội về hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (viết tắt OSCA), địa chỉ 257 - B3 đường Giải Phóng, Hà Nội.

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu UBND phường Phương Mai phối hợp với Phòng Y tế quận Đống Đa tiếp tục giám sát hoạt động của Trung tâm OSCA theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, Sở Y tế sẽ làm việc với bác sĩ Phạm Văn Ái - Giám đốc Trung tâm OSCA ngay khi ông Ái từ Khánh Hòa trở về (hiện nay ông Ái đang phải làm giải trình, kiểm điểm với các cơ quan tỉnh Khánh Hòa).

Ông Cường cho biết, ngay khi nhận được thông tin phản ánh việc 3 trẻ tử vong khi được phẫu thuật hở hàm ếch tại Bệnh viện (BV) Quân y 87 ở TP Nha Trang (Khánh Hòa), Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra hoạt động của đơn vị này. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đóng cửa, không hoạt động.

Sau đó, đoàn kiểm tra đã làm việc với chính quyền về hoạt động của OSCA. Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng- nơi OSCA đăng ký hoạt động, cho biết từ ngày 29/10/2013, UBND phường đã làm việc với ông Phạm Văn Ái, Giám đốc Trung tâm OSCA.

Khi đó, ông Phạm Văn Ái đã cung cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số C-15/2010/ĐK-KH&CN ngày 22/3/2013, do Sở KH- CN Hà Nội cấp cho Trung tâm OSCA, trụ sở chính tại 257-B3 đường Giải Phóng - Hà Nội, người đứng đầu tổ chức là ông Phạm Văn Ái.

Theo đó, trung tâm được phép "Chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học thẩm mỹ và tạo hình". Thời điểm đó, ông Phạm Văn Ái cam kết: "Trung tâm OSCA không hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ và chỉ hoạt động hành nghề theo đúng quy định của pháp luật".

Như vậy, cho đến hết ngày 26/8/2014, Sở Y tế Hà Nội chưa nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ của OSCA.

osc153134134
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của OSCA

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động phẫu thuật nhân đạo do Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA, Hà Nội) đang thực hiện tại Bệnh viện Quân y 87 và các hoạt động phẫu thuật nhân đạo khác của Trung tâm trên phạm vi toàn quốc; đề nghị Cục Quân y, Bộ Quốc phòng phối hợp với Sở Y tế Khánh Hòa kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực trong việc tổ chức phẫu thuật nụ cười tại Bệnh viện Quân y 87 theo qui định hiện hành…

Để rõ thêm về thân nhân của Giám đốc Ái, Chánh Thanh tra Cường cũng cho biết thêm, ông Ái cũng chính là chủ của một phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ tại đường Giải Phóng - Hà Nội, cuối tháng 4/2011 đã bị rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn vì để xảy ra trường hợp khách hàng tử vong khi đến phẫu thuật nâng ngực.

Như vậy có thể hiểu, hai năm sau khi xảy ra sự cố, ông Ái đã thành lập Trung tâm OSCA có chức năng (trên giấy tờ) khác cơ sở cũ nhưng hoạt động lại y chang.

Bàn thêm về mặt pháp lý, ông Cường cho hay, OSCA không có chức năng thực hiện việc phẫu thuật. Bởi vậy, qua sự việc vừa xảy ra, có thể cáo buộc trung tâm này hành nghề không phép. OSCA cũng chưa triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười miễn phí trên địa bàn Hà Nội mà thường đến các tỉnh, thành phố khác để tổ chức chương trình.

Về nguyên tắc, khi chương trình triển khai tại tỉnh nào thì cơ quan chức năng ở đó phải thẩm tra xem trung tâm đã được cấp phép hay chưa. Sự việc đáng tiếc xảy ra vừa qua một phần do cơ quan quản lý ở Khánh Hòa làm không chặt chẽ.

Liên quan đến vụ việc, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, Đoàn công tác Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế Khánh Hòa, Bệnh viện Quân y 87 để nắm thông tin cụ thể việc 3 trẻ tử vong. Tại đây, Hội đồng chuyên môn đã tiến hành điều tra rõ khâu gây mê và xem xét quy trình phẫu thuật, đồng thời yêu cầu Trung tâm OSCA sớm bổ sung các văn bản pháp lý trình Bộ Y tế.

Theo báo cáo của Sở Y tế Khánh Hòa, vào ngày 14/7, Sở có nhận được công văn xin phẫu thuật miễn phí các trẻ bị hở hàm ếch của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA, Hà Nội).

Riêng danh sách và chứng chỉ hành nghề của các bác sĩ, phía Trung tâm OSCA đã gửi cho Sở Y tế Khánh Hòa, nhưng qua kiểm tra sau sự cố, có 1 bác sĩ trong danh sách không có chứng chỉ hành nghề.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm