| Hotline: 0983.970.780

Giảm lượng giống, nâng cao lãi

Thứ Sáu 19/09/2014 , 08:13 (GMT+7)

Sạ lúa là một biện pháp rút ngắn thời gian cây lúa sống ngoài đồng khoảng 1 tuần so với phương pháp làm nương mạ để cấy.

Sạ lúa (miền Bắc gọi là gieo thẳng) thì miền Nam đã được thực hiện từ lâu. 

Nhưng điều cơ bản đối với bà con nông dân miền Nam là tiết kiệm được thời gian và lực lượng lao động, do nhiều hộ có diện tích rộng hàng chục, hay thậm chí là hàng trăm ha đất lúa.

Bên cạnh cái lợi rõ ràng ấy thì muốn cho cây lúa trong ruộng lúa sạ phát triển đồng đều, tỷ lệ hao hụt cây ít thì cần thiết phải có mặt bằng lý tưởng và khống chế được mực nước một cách chủ động.

Nếu không thì cỏ dại sẽ tấn công cây lúa rất nhanh, lấn át và tranh chấp cả ánh sáng cũng như thức ăn, lại là nơi trú ẩn sâu bệnh phá hại lúa, nên năng suất lúa sạ thường thấp và có khi rất thấp so với lúa cấy.

Bởi những hạn chế như vậy, nên ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ từ lâu bà con vẫn duy trì biện pháp canh tác bằng cách gieo mạ để cấy. Nhưng nông dân miền Nam thì coi sạ lúa là biện pháp cứu cánh.

du-tru-dp103314611
Bón Đầu Trâu tăng tối đa lợi nhuận cho SX lúa

Để khắc phục các nhược điểm nói trên, bà con chấp nhận gieo sạ dày để bù lại cây lúa bị mất do ngập nước, do cỏ dại tranh chấp, do chim, chuột và gần đây là ốc bươu vàng phá hại.

Khi điều tra trong thực tiễn, nhiều nông dân trước đây đã sạ với mật độ 30 - 35 kg thóc/1 công, tương đương với khoảng 240 - 300 kg giống cho 1 ha. Tập quán này tồn tại từ lâu đời nay. Và được coi như là một biện pháp cố hữu không phải bàn cãi.

Các nhà khoa học dù phân tích, vận động có cả các cứ liệu khoa học để chứng minh, thuyết phục, nhiều người chỉ chấp nhận giảm lượng giống xuống mức 250 kg, rồi 200 kg, chỉ có số ít chấp nhận sử dụng lượng giống gieo sạ khoảng 120 kg/ha.

Trong năm 2013, Cty CP Phân bón Bình Điền đã tiến hành điều tra 86 trường hợp trải rộng khắp các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy chỉ có 1 trường hợp sạ lượng giống 100 kg/ha, 10% sạ từ 120 - 130 kg, 8% sạ lượng giống 150 kg, 11,6% sạ từ 160 - 180 kg và 70% sạ lượng giống 200 - 230 kg/ha.

Như vậy bà con ta chỉ cần tuân thủ theo các biện pháp kỹ thuật đã được khuyến cáo: Giảm lượng giống gieo, giảm số lần phun thuốc, giảm lượng phân, nếu có điều kiện sử dụng phân Đầu Trâu thì sẽ góp phần đưa lợi nhuận trồng lúa cao hơn ngay cả khi giá lúa chưa đạt mức mong muốn.

Tài liệu cũng cho thấy, trường hợp sạ 100 kg, do hộ ông Đào Duy Linh ở Mỹ Trà, Cao Lãnh, Đồng Tháp thực hiện với giống OM 2517, vụ ĐX 2012-2013, bón nền phân 87,8 kg N + 60 kg P205 + 60 kg K20/ha (140 kg Đầu trâu 46A+, 130 kg DAP thường và 100 kg phân KCL) đạt được năng suất 7,5 tấn thóc/ha.

Trong lúc đó bình quân 50 hộ ở Tháp Mười, Đồng Tháp gieo sạ 230 kg giống/ha, bón lượng phân cao hơn (111 kg N + 85 kg P205 + 73 kg K20/ha), tương đương 241 kg ure + 185 kg DAP+ 122 kg KCL/ha mà năng suất chỉ đạt được 6,6 tấn thóc/ha.

Ruộng gieo 100 kg/ha ở Mỹ Trà đạt 505 bông/m2, mỗi bông có 66 hạt chắc, còn ruộng ở Tháp Mười có đến 735 bông/m2, nhưng mỗi bông chỉ có 43 hạt chắc.

Thế đấy, nhiều bà con ham nhiều bông và hỏi bón phân như thế nào cho lúa đẻ chồi nhiều. Thì đây là câu trả lời cụ thể nhất. So với gieo 100 kg mà năng suất cao với gieo 230 kg mà năng suất thấp. Như vậy có phải vừa thiệt đơn, thiệt kép. Số tiền giảm chi cho trên 100 kg giống cũng đáng được tiết kiệm lắm chứ.

Một câu hỏi đặt ra là có nơi nào gieo sạ ít hơn thế không? Câu trả lời là có và có rất nhiều. Đó là nông dân niền Bắc, miền Trung đều gieo rất ít hạt giống. Bằng chứng là người viết bài này đã đi thăm cánh đồng mẫu lớn ở Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, khắp nơi bà con chỉ gieo 1,1 - 1,2 kg thóc cho 1 sào Bắc bộ (360 m2), tương đương với 36 - 37 kg thóc/ha. Tính rộng rãi là 40 kg thóc/ha.

Dĩ nhiên bà con các vùng này có diện tích trồng lúa hẹp, ít, nên khả năng san ruộng bằng phẳng và quản lý nước tốt hơn. Ngoài ra, do đất hẹp nên có điều kiện để chăm sóc kỹ hơn so với điều kiện của bà con ở ĐBSCL.

Tuy nhiên chúng ta không khuyến cáo bà con giảm lượng giống gieo sạ xuống như miền Bắc, mà chỉ cần noi gương ông Đào Duy Linh ở Mỹ Trà, Cao Lãnh, gieo khoảng 100 kg giống/ha, vừa tiết kiệm giống, vừa bón phân ít lại, mà năng suất vẫn cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm