| Hotline: 0983.970.780

Giảm thất thoát sau thu hoạch cà phê

Thứ Sáu 12/10/2012 , 09:49 (GMT+7)

Theo điều tra, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của cà phê ở tỉnh Đăk Lăk lên đến 14,5%, rải đều ra các công đoạn, trong đó nghiêm trọng nhất là việc hái tuốt 1 lần...

THẤT THOÁT LỚN

Theo điều tra, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của cà phê ở tỉnh Đăk Lăk lên đến 14,5%, rải đều ra các công đoạn, trong đó nghiêm trọng nhất là việc hái tuốt 1 lần làm cho lẫn nhiều cà phê xanh non, teo đét. Việc hái tuốt 1 lượt không những làm giảm năng suất do các quả ra đợt sau chưa đủ già chín mà còn làm giảm chất lượng nghiêm trọng.

Đăk Lăk có 180.000 ha cà phê, sản lượng hàng năm khoảng 400.000 tấn cà phê nhân, trong đó có đến 80% sản lượng là của các hộ nhỏ lẻ, tỷ lệ thất thoát cao. Với giá bình quân 40.000 đ/kg hiện nay, tính ra mỗi năm cà phê Đăk Lăk thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng.

Ngoài việc thu hoạch bằng hái tuốt, việc phơi sấy cà phê không đúng cách cũng gây nên thiệt hại lớn. Thông thường, cà phê sau thu hoạch phải được phơi sấy ngay trên sân xi măng hoặc lưới. Nếu trời có nắng tốt thì phải phơi 7-8 ngày độ ẩm mới giảm xuống 13% để đưa đi xay chà vỏ.

Tuy nhiên do sân phơi không đủ, thời tiết vẫn chưa dứt hẳn mưa (nhất là năm nay lại có mưa nhiều) nên việc phơi sấy rất khó khăn. Việc phơi sấy không kịp sẽ làm cho cà phê bị lên men, đổi màu đen làm giảm phẩm cấp nghiêm trọng. Chính điều này đã góp phần làm cho giới buôn bán cà phê thế giới đánh tuột hạng cà phê của Việt Nam.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN

CHẾ BIẾN KHÔ:

Cà phê sau khi thu hái không được chất đống ngoài nắng hoặc chất trên nền đất và được vận chuyển về sân phơi càng sớm càng tốt, không quá 24 giờ. Sau đó được làm sạch (nếu phân loại được càng tốt vì nhà chế biến coi cà phê xanh non là tạp chất) và tiến hành phơi trên sân xi măng.

Nếu cà phê nhiều, sân chật thì phải lưu ý đống cà phê (thường được cào thành luống) không dày quá 45 cm, mỗi ngày phải đảo 2 lần để chống lên men. Nếu gặp nắng tốt thì sau 7-8 ngày phơi độ ẩm đã đạt khoảng 13% (bóc lấy nhấn cà phê cắn nhẹ nếu không lõm vào thì đạt) thì đưa đi xát vỏ. Nên xát đến vỏ thóc thì dừng lại đưa về bảo quản, sau này bán đến đâu thì xát thành nhân đến đấy.

CHẾ BIẾN ƯỚT:

Cà phê sau khi thu hái vận chuyển về ngay và ngâm từ 6-12 giờ. Nước ngâm phải dùng nước trong, sạch, hàm lượng sắt trong nước không quá 5mg/l và đổ nước đầy bể trước lúc đổ cà phê vào. Khi đổ chú ý vớt tạp chất và cà phê nhẹ, nổi lên trên.

Sau khi xát cần ngâm ủ rửa để làm sạch lớp nhớt bám ngoài vỏ thóc. Chiếu cao đống ủ tối thiểu phải đạt 0,5 m, thời gian ủ với cà phê chè là 10-12 giờ, với cà phê vối là 14-16 giờ. Nhiệt độ đống ủ duy trì trong khoảng 36-39 độ C, phải đảo đống ủ 1 lần vào khoảng giữa thời gian ủ.

Sau khi ủ phải rửa nhớt 2 lần bằng nước sạch, sao cho khi sờ vào thấy nhám là được. Sau đó phải đem phơi hoặc sấy, thông thường phơi trước để giảm độ ẩm trước lúc sấy. Có thể phơi trên sân xi măng hoặc lưới, ngày đầu khi cà phê đang còn ướt chỉ nên phơi dày 3-5 cm, các ngày sau có thể dày hơn.

Cần đảo cà phê 2 giờ 1 lần. Nếu có điều kiện thì sau 2-3 ngày phơi nên đưa sấy. Nhiệt độ sấy không nên quá cao, với cà phê chè không quá 50 độ C, cà phê vối không quá 70 độ C. Sau khi sấy xong, cần ủ lại khoảng 6 giờ mới đưa đóng bao.

XAY DẬP:

Ngoài giống, việc sử dụng phân bón hợp lý cũng sẽ hạn chế được tình trạng chín lai rai mà việc sử dụng phân bón chuyên dùng cho cà phê của Cty CP Phân bón Bình Điền trong nhiều năm qua ở khắp các tỉnh Tây Nguyên đã được nhiều nông dân áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt.

Dân gian gọi kiểu chế biến này là kiểu xay “tiếu lâm” hay kiểu “cải lương”. Cà phê sau thu hoạch xong được đưa vào máy xay dập trước lúc phơi. Xay dập thì sẽ rút ngắn được thời gian phơi, tuy nhiên đây là kiểu làm giảm giá trị cà phê kinh khủng nhất mà nguyên nhân là khi xay dập do độ chín khác nhau, độ dập khác nhau nên thủy phần sau khi phơi của từng hạt cà phê không giống nhau nên bị lên men, chuyển màu đen. Không nên áp dụng phương pháp xay dập này.

CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ THẤT THOÁT

Tất cả nông dân đều biết việc thu hái bằng cách rải bạt tuốt 1 lần là giảm năng suất và chất lượng, tuy nhiên với nhiều trường hợp đấy là điều kiện bất khả kháng mà nguyên nhân là do nạn mất trộm, khan hiếm lao động. Để giảm thiểu ngoài việc chính quyền tăng cường an ninh thì việc tổ chức lại SX theo nhóm, tổ sẽ có hiệu quả.

Ngoài ra để kéo dài thời thu hoạch có thể tính tới việc cơ cấu giống phù hợp. Tiêu chí chọn giống cà phê của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (viện cà phê trước đây) là quả to, năng suất cao và chín tập trung, trong đó tiêu chí chín tập trung được ưu tiên.

Cũng có thể cơ cấu giống trong vườn cà phê theo kiểu chọn các giống chín tập trung nhưng có giống chín sớm, giống chín trung bình và giống chín muộn. Trong cùng 1 vườn có thể bố trí các giống này xen kẽ nhau, làm sao để kéo dài thời gian thu hoạch, tránh tình trạng không huy động đủ lao động và sân phơi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm