| Hotline: 0983.970.780

Giận vợ, chồng đầu độc giếng nước của cả xóm

Chủ Nhật 27/05/2012 , 08:31 (GMT+7)

Giận vợ bỏ về nhà mẹ ruột sống không chịu trở về với mình, Ty đã mua thuốc trừ sâu tìm cách sát hại gia đình, họ hàng nhà vợ...

Liên tiếp những ngày qua, hàng chục gia đình ở thôn Núi Ngang, xã Ba Liên, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) lo lắng vì phát hiện nhiều giếng nước bốc mùi thuốc trừ sâu.

Vợ chồng anh Phạm Văn Lía là một trong những gia đình đầu tiên phát hiện nước giếng có dấu hiệu bất thường: "Bơm nước vào bể xong, vợ tôi múc vo gạo nấu cơm thì phát hiện nước sủi bọt, bốc mùi hôi nồng nặc giống như thuốc trừ sâu".

Giếng nước này được 6 hộ dân với hơn 20 nhân khẩu dùng chung để sinh hoạt, nấu ăn hàng ngày. Anh Lía báo tình hình cho chính quyền địa phương. Cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện giếng nước đã bị nhiễm thuốc trừ sâu với liều lượng lớn.


Giếng nước của dân làng Núi Ngang bị ông Phạm Văn Ty đầu độc bằng thuốc trừ sâu

Bể nước sinh hoạt nhà ông Phạm Văn Ngân, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận xã Ba Liên cũng trong tình trạng tương tự. "Mấy ngày qua gia đình tôi phải liên tục súc xả bể, mua nước về nhà dùng tạm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. May mà phát hiện kịp thời bể nước có độc, nếu không chưa biết tình hình cả nhà ra sao nữa", ông Ngân nói.

Thống kê ban đầu của UBND xã Ba Liên, có khoảng 4 giếng, bể nước của 12 hộ dân với gần 40 nhân khẩu ở thôn Núi Ngang nhiễm độc thuốc trừ sâu, nghi ngờ có kẻ xấu âm mưu đầu độc giết người. Công an huyện Ba Tơ cùng lực lượng cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ngãi vào cuộc.

Cơ quan điều tra xác định thủ phạm bỏ thuốc trừ sâu vào giếng và bể nước của dân làng thôn Núi Ngang là ông Phạm Văn Ty (35 tuổi) ở thôn Đá Chát.


Phạm Văn Ty - thủ phạm đầu độc thuốc trừ sâu xuống giếng, bể nước của dân làng thôn Núi Ngang

Ông Phạm Văn Lê, Trưởng Công an xã Ba Liên cho biết Ty thừa nhận vì giận vợ là Phạm Thị Lan bỏ về nhà mẹ ruột sống không chịu trở về với mình, nên đã mua thuốc trừ sâu tìm cách sát hại gia đình, họ hàng nhà vợ... Anh ta bỏ thuốc trừ sâu vào các giếng nước trong xóm nhà bố mẹ vợ. Hậu quả là vợ Ty tắm phải nước giếng nhiễm độc nên bị ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người. Lợn của bà Phạm Thị Triên ăn thức ăn có nước giếng đã chết. Hiện gia đình phải đào giếng mới hoặc mua tạm nước về sử dụng hàng ngày.

Người chồng này đã bị khởi tố và bắt giam.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm